Bạn cần biết gì về thức ăn dành cho động vật để tốt cho sức khỏe thú cưng của bạn

5337
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Sau đây là một loạt các bài viết giúp hướng dẫn người nuôi cách đọc nhãn hiệu và chọn thực phẩm mà họ tin tưởng cho thú cưng. Khách hàng rất dễ bị lừa bởi các mánh khóe quảng cáo tiếp thị cũng như các tuyên bố chắc nịch về nhãn hiệu dễ gây nhầm lẫn. Chúng ta phải làm vậy vì bản thân thú cưng không thể tự hỏi chúng đang ăn món gì.

Thức ăn dành cho động vật thực sự là gì?

Những hình ảnh được thể hiện trên hộp và thức ăn dành cho động vật gợi lên hình ảnh một đầu bếp đang nấu những bữa ăn tuyệt diệu từ thịt và rau quả bổ ích cho sức khỏe của thú cưng. Mặc dù đây là ý tưởng đáng yêu, nhưng hiếm khi xảy ra. Khi động vật bị giết mổ để sản xuất thực phẩm, bắp thịt nạc được cắt ra dành cho con người. Các phần thịt còn lại (xương, nội tạng, tiết, mỏ…) được dùng để chế biến thức ăn cho động vật, thường được biết đến như “phụ phẩm”, “bữa ăn”, “bữa ăn phụ phẩm” hoặc tên gọi tương tự như vậy. Hãy đọc tiếp nếu bạn không phải là người yếu tim.

Ngoài các phần thịt được mô tả ở trên, “các phần thừa khác” từ ngành công nghiệp thức ăn cho con người (mỡ từ nhà hàng, thịt hết hạn trong siêu thị…) và gia súc “4D” (đã chết, sắp chết, bị bệnh, tàn tật) cũng được chế biến thành thức ăn dành cho động vật qua một quy trình được gọi là quy trình nấu chảy. Quy trình nấu chảy được định nghĩa là “quy trình chiết xuất công nghiệp bằng cách đun nóng các mô động vật thừa thành nguyên vật liệu có thể sử dụng được”. Nói cách khác, quy trình nấu chảy gồm các bước đặt các phần thịt gia súc và có thể là “phần thịt thừa” vào trong các thùng lớn, nghiền nhỏ và nấu trong vài giờ đồng hồ. Quy trình nấu chảy sẽ tách chất béo, loại bỏ nước và giết các vi khuẩn, vi rút, kí sinh trùng và các vi sinh vật gây bệnh khác. Chất béo được tách ra này sẽ trở thành “mỡ động vật” và là nguyên liệu để sản xuất thức ăn dành cho động vật (ví dụ mỡ gà, mỡ bò…). Các phần đặc khô protein còn lại sẽ trở thành “bữa ăn” hoặc thịt “bữa ăn từ phụ phẩm” trong thức ăn dành cho chăn nuôi. Hãy đọc thêm các định nghĩa gây hiểu nhầm khác.

Các phụ phẩm (ví dụ, phụ phẩm từ gà hoặc phụ phẩm từ bò): “các phần” sạch mà không bị nấu chảy, ngoại trừ thịt, có nguồn gốc từ động vật có vú bị giết mổ. Bao gồm: phổi, lá lách, thận, não, tiết, xương, mô mỡ, dạ dày và ruột đã được làm sạch, nhưng không giới hạn vào các phần này. Đây là cách rẻ mà các công ty sản xuất thức ăn cho động vật áp dụng để tiết kiệm chi phí mà vẫn giữ được hàm lượng protein “cao” (mặc dù chất lượng không cao).

Bữa ăn từ thịt (ví dụ, bữa ăn từ thịt cừu): trong ví dụ này, tất cả các mô thịt cừu, ngoại trừ tiết, lông, móng, sừng, lông được làm sạch, phân, dạ dày và dạ cỏ đã được nấu (nấu chảy). Sau khi nấu, thức ăn đặc khô sẽ được thêm vào thành “bữa ăn” dành cho động vật.

Bữa ăn phụ phẩm từ thịt (ví dụ, bữa ăn phụ phẩm từ gà): các phụ phẩm từ gà (được định nghĩa ở trên) được nấu chín (nấu chảy). Sau khi nấu, thức ăn đặc khô được thêm vào thức ăn dành cho động vật.

Tiêu hóa: nguyên liệu từ động vật có vú là kết quả từ quá trình phân hủy hóa học của các mô thịt nạc hoặc phụ phẩm (“các phần” không phải là thịt). Nguyên liệu này được dùng để làm “hương liệu” thịt cho thức ăn dành cho động vật vốn không có một chút thịt nào.

Thông thường các nguyên liệu thô được dùng trong quy trình nấu chảy là phần thừa của ngành công nghiệp chế biến thịt, gia cầm và đánh bắt cá. Ta biết rằng nhiệt độ được dùng trong quy trình nấu chảy có thể làm biến đổi hoặc tiêu diệt các enzyme và protein tự nhiên trong các nguyên liệu thô này. Thực tế này cho thấy thành phần dinh dưỡng trong sản phẩm cuối cùng là thức ăn dành cho động vật đã bị biến đổi đáng kể. Trong thực tế, chất lượng dinh dưỡng từ phụ phẩm, bữa ăn và tiêu hóa thường thay đổi đáng kể từ đợt này sang đợt khác.

Mọi sản phẩm được nấu chảy được cho là “không phù hợp với nhu cầu của con người”. Nếu chúng ta không nên ăn, thì tại sao thú cưng của chúng ta phải ăn chúng! Tuy nhiên, sản phẩm nấu chảy có hàm lượng protein khá cao, vấn đề nằm ở chất lượng của những protein này. Thực tế, thông thường thú cưng thấy nguồn protein chất lượng kém không ngon, do đó thức ăn dành cho động vật thường được thêm hương liệu hoặc chất béo nhân tạo để thú cưng dễ ăn hơn.

Giải thích về quyền sở hữu nhãn hiệu

Vậy làm thế nào để bạn giải mã thức ăn nào dành cho động vật thực sự có chất lượng cao? Thức ăn dành cho động vật thường gây hiểu lầm khi được dán nhãn “đặc biệt”, “siêu đặc biệt’, “rất đặc biệt” hoặc “người sành ăn”. Tất cả những điều này thực sự có ý nghĩa gì và liệu nó có xứng đáng với số tiền khách hàng phải trả thêm?, Vâng, hầu hết dán nhãn chỉ để quảng cáo. Sản phẩm được dán nhãn đặc biệt hoặc sành ăn không bắt buộc phải chứa bất kì thành phần khác hay chất lượng cao hơn sản phẩm cân bằng và hoàn thiện.

Thức ăn dành cho động vật được dán nhãn là “tự nhiên” thuộc thẩm quyền của Hiệp hội Cơ quan Kiểm soát Thức ăn chăn nuôi Mĩ (AAFCO), cơ quan này sẽ điều tiết các nhà sản xuất thức ăn động vật, AAFCO định nghĩa thức ăn dành cho vật nuôi “tự nhiên” là chỉ có các thành phần từ thực vật, động vật hoặc được đào từ dưới đất. Thức ăn này không được chế biến dưới nhiệt độ cao hoặc chứa thành phần hóa học tổng hợp, chẳng hạn hương liệu tự nhiên, chất bảo quản hoặc phẩm màu.

Thức ăn dành cho động vật “có nguồn gốc hữu cơ” là thực phẩm không sử dụng thuốc trừ sâu thông thường và phân bón nhân tạo, không bị ô nhiễm từ chất thải công nghiệp và từ con người, được chế biến mà không bị bức xạ ion hóa hoặc thêm chất phụ gia thực phẩm. Nếu thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, chúng cần được nuôi mà không thường xuyên sử dụng kháng sinh hoặc hoocmon tăng trưởng, và được cho ăn một chế độ lành mạnh. Các nhà sản xuất cần có chứng nhận đặc biệt và tuân theo tiêu chuẩn sản xuất cụ thể để tiếp thị thực phẩm có nguồn gốc hữu cơ. Có các cấp độ hữu cơ khác nhau: ”100% hữu cơ” được mô tả ở trên, “Hữu cơ” chứa ít nhất 95% thành phần hữu cơ và “được làm từ nguyên liệu hữu cơ” cho biết một sản phẩm chứa 70% nguyên liệu hữu cơ đã được chứng nhận.

Có gì trong tên gọi này?

Khi nhắc đến thức ăn dành cho vật nuôi, đôi khi không có nhiều điều để nói. Người tiêu dùng sẽ chú ý đến tên gọi cũng là phần đầu tiên trong nhãn hiệu, đó là lí do vì sao các tên ưa thích sẽ được dùng để nhấn mạnh đặc trưng nhất định của thức ăn. AAFCO đã thiết lập 4 quy tắc về thành phần như sau:

1.Quy tắc 95%: ít nhất 95% thức ăn phải là thành phần có tên. Ví dụ, “Gà dành cho Chó” hoặc “Thịt bò dành cho Mèo” cần có 95% lần lượt là gà hoặc bò. Nếu món ăn là “Gà và Cơm dành cho Chó”, thì Gà phải là thành phần chiếm 95%. Nếu các thành phần kết hợp với nhau chẳng hạn “Gà và Gan dành cho Mèo”, hai thành phần này phải chiếm 95% tổng khối lượng và thành phần thứ nhất phải có % cao hơn trong món ăn.

2.Quy tắc 25% hoặc “Bữa ăn”: khi tên thực phẩm chứa ít nhất 25% nhưng ít hơn 95% tổng trọng lượng, tên gọi phải bao gồm các thuật ngữ mô tả chẳng hạn “bữa ăn”. Ví dụ, “bữa ăn”, “món chính”, “món nướng”, “món ăn”, “thực đơn” đều là các thuật ngữ được dùng để mô tả kiểu sản phẩm này. Ví dụ, “Món ăn từ Gà dành cho Chó” phải chứa ít nhất 25% gà. Món này cũng có thể có bò, thậm chí bò nhiều hơn gà. Điều quan trọng là phải đọc nhãn thực phẩm và kiểm tra có loại thịt nào khác trong sản phẩm hay không.

3.Quy tắc 3% hoặc “Kèm”: quy tắc này thật rắc rối. Nhiều khi nhãn “kèm” xác định các phần cụ thể hoặc đặc biệt, chẳng hạn “Món ăn làm từ Bò kèm Phô Mai dành cho Chó” là món ăn chứa ít nhất 25% bò và ít nhất 3% phô mai. Nhưng hãy cẩn thận với kiểu nhãn “kèm” này: “Thức ăn dành cho Chó kèm Gà”. Món ăn dành cho chó này chỉ chứa 3% gà! Đừng nhầm lẫn với món “Món ăn làm từ Gà dành cho Chó” phải chứa ít nhất 95% gà. Thật dễ nhầm lẫn phải không?

4.Quy tắc “Hương vị”: trong tình huống này, không yêu cầu phần trăm thịt cụ thể, nhưng món ăn phải chứa lượng hương vị đủ để tạo hương vị cho món ăn. Ví dụ, “Món ăn hương vị gà dành cho chó” phải chứa đủ lượng chất béo từ gà và dễ tiêu hóa để tạo hương vị, nhưng sẽ không có thịt gà thực sự trong món ăn.

Nên tránh những thành phần nào?

Bên cạnh những thực phẩm cần phải tránh xa như “phụ phẩm” hay “bữa ăn”, có nhiều loại phụ gia thực phẩm khác cũng cần phải tránh. Siro ngô, glycol propylene, hay MSG là những hương liệu nhân tạo thường được dùng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm giấu đi chất lượng thực sự bên trong món ăn, ngoài ra những phụ gia này giúp thức ăn và quy trình xử lí bán ẩm thêm độ ẩm và độ dẻo. Nhiều chất bảo quản được biết đến là nguyên nhân gây bệnh ung thư cho con người. Khi được sử dụng trong ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi, chúng sẽ giới hạn sự phát triển của vi khuẩn hoặc ngăn quá trình oxi hóa trong thức ăn. Các chất bảo quản cần tránh bao gồm BHA, BHT, natri nitrit và nitrat. Thú cưng có trọng lượng nhỏ hơn con người, nhưng nhiều loại thức ăn lại có lượng chất bảo quản tương đương như trong thức ăn của con người – các nghiên cứu không chỉ ra được hậu quả của việc sử dụng lâu dài các chất bảo quản này – tốt nhất nên tránh xa các chất này. Phẩm màu nhân tạo được dùng trong các sản phẩm dành cho thú cưng, tuy nhiên chúng không hề có giá trị dinh dưỡng mà là nguyên nhân gây ra phản ứng bất lợi hoặc dị ứng. Bên cạnh đó, thú cưng không quan tâm trông thức ăn như thế nào – mà chỉ quan tâm món ăn có ngon hay không.

Thành phần nào trong thức ăn dành cho thú cưng nghe có vẻ lành mạnh, nhưng thực tế lại không?

Tôi nghĩ mọi người sẽ đồng ý rằng “bữa ăn làm từ gà” nghe có vẻ lành mạnh và ngon miệng, có thể dễ dàng thấy trong bất kì gia đình nào ở Mỹ. Ở nhà tôi, bữa ăn từ gà gồm phần ức gà nướng ngon lành được bày trên đĩa rau bina hấp và thêm một chút hạt diêm mạch. Nhưng đừng để bị lừa, trong ngành công nghiệp thức ăn dành cho vật nuôi, “bữa ăn từ gà” khiến chúng ta nhớ lại nhà máy nấu chảy kinh tởm.

Ngô và gạo. Mặc dù hai loại thực phẩm này thường được coi là món chính trong chế độ ăn của người Mỹ, nhưng thực tế chúng được coi là “chất độn” và không tốt cho sức khỏe thú cưng. Thật không may, nhiều công ty sản xuất thức ăn cho vật nuôi (thậm chí các công ty có tiếng) dùng ngô và gạo là thành phần chính vì đó là cách được cho là rẻ để làm đầy túi mà vẫn đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cơ bản. Điều này dẫn đến tạo ra nền công nghiệp thức ăn cho thú cưng có hàm lượng cacbonhidrat cao, lượng protein từ thịt tương đối thấp và là nhân tố chủ yếu gây dịch bệnh béo phì ở vật nuôi. Ngô và gạo góp phần gây nên béo phì vì chúng là cacbonhidrat có chỉ số đường huyết cao. Điều đó có nghĩa chúng làm lượng đường trong máu tăng nhanh và tạo ra dấu hiệu nội tiết tố có tác động lâu dài tiêu cực đến quá trình trao đổi chất và gây tăng cân. Chế độ ăn chủ yếu từ ngô và gạo này thường dẫn đến các triệu chứng mãn tính của bệnh tiêu hóa, chẳng hạn xì hơi, đầy hơi và tiêu chảy.

Lợi ích của các thành phần tự nhiên

Chế độ ăn có nguồn gốc tự nhiên không chứa chất bảo quản hoặc chất gây ung thư tiềm tàng khác – nên chúng làm giảm đáng kể nguy cơ các phản ứng có hại cho sức khỏe. Chọn thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên sẽ loại bỏ được calo “rỗng” là nguyên nhân gây béo phì ở vật nuôi, có nguồn gốc từ chất phụ gia và hương liệu nhân tạo. Các tài liệu khoa học đã chứng minh rằng loài chó duy trì được trọng lượng cơ thể lý tưởng sẽ sống lâu hơn 15% tuổi thọ, và sẽ ít bị bệnh hơn (đặc biệt là bệnh viêm khớp) so với những chú chó thừa cân. Chế độ ăn có nguồn gốc tự nhiên chứa nguồn protein chất lượng cao hơn (vì không chứa chất độn, phụ phẩm hoặc bữa ăn kém chất lượng) đáp ứng tốt hơn nhu cầu dinh dưỡng và giúp ngăn ngừa bệnh tật. Các chế độ ăn có nguồn gốc tự nhiên cũng giúp tránh sử dụng cacbonhydrat có chỉ số đường huyết cao (nguyên nhân làm lượng đường trong máu tăng nhanh), chẳng hạn ngô và gạo, do tác động tiêu cực của chúng lên quá trình trao đổi chất và gây tăng cân.

Dường như mỗi ngày chúng ta càng nhận thức được rằng chất bảo quản độc hại trong chế độ ăn và chất hóa học tổng hợp ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và có ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Điều tương tự cũng đúng đối với vật nuôi. Chúng ta đều đã nghe giai thoại về cách loại bỏ bệnh tật và cải thiện năng lượng bằng cách áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống toàn diện. Tin tốt lành là ngày càng nhiều lựa chọn thức ăn cho động vật bốn chân trong gia đình của chúng ta giúp bảo đảm nguyên tắc dinh dưỡng y như con người.