Viêm giác mạc (viêm không loét) ở mèo

9571
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm không loét ở mèo

Viêm giác mạc là thuật ngữ y học dùng để chỉ các viêm loét của giác mạc – lớp ngoài cùng của mắt. Viêm giác mạc không loét ở mèo là tình trạng vết viêm ở giác mạc không giữ được chất fluorescein – một loại thuốc nhuộm nhằm xác định các vết loét giác mạc. Nếu lớp trên cùng của giác mạc bị hoại tử (do loét), thuốc nhuộm sẽ thâm nhập lớp sâu hơn của giác mạc và tạo ra một vệt phản quang tạm thời dưới ánh sáng cực tím. Đối với viêm giác mạc không loét, lớp trên cùng của giác mạc không bị hoại tử, do đó thuốc nhuộm không thấm vào lớp sâu bên trong của giác mạc.

Viêm mãn tính bề mặt giác mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao trong độ tuổi từ bốn đến bảy năm tuổi. Bệnh viêm giác mạc không loét tiến triển theo nhiều dạng khác nhau. Một dạng khác là tình trạng một phần mô giác mạc chết đi, để lại vết tổn thương sắc tố và dịch lỏng tích tụ. Dạng bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi, nhưng dạng bệnh được nhắc đến sau ở trên thường gặp ở các giống Persian, Siamese, Burmese, and Himalayan.

Không hề có bằng chứng di truyền nào ở những con mèo được tìm thấy. Dù vậy, vị trí địa lí được phát hiện đóng một phần vai trò quan trọng, như khi vật nuôi sống ở độ cao càng cao thì càng dễ mắc bệnh hơn

Vi rút Herpes ở mèo có thể gây bệnh ở mọi lứa tuổi và có thể dẫn đến viêm giác mạc. Dạng bệnh này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các tế bào bạch cầu gọi là eosinophil (tình trạng bệnh như viêm giác mạc eosinophilic) và khiến cho một phần mô chết đi, để lại tổn thương sắc tố và tích tụ dịch lỏng ở mắt. Bệnh này xuất hiện ở mọi lứa tuổi trừ những con mèo mới sinh.

Triệu chứng và loại bệnh

Herpesvirus (không loét, ảnh hưởng trên lớp giữa trong suốt, dày của giác mạc)

  • Xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt
  • Thường xảy ra loét
  • Tích tụ dịch lỏng trong giác mạc
  • Mạch máu thâm nhập và lấn chiếm phần mô giác mạc)
  • Để lại sẹo – có thể đe dọa thị lực

Viêm giác mạc, đặc trưng bởi sự hiện diện của một loại tế bào bạch cầu

  • Thườngxuất hiện ở cả hai mắt
  • Xuất hiện như một mảng bám giác mạc màu trắng,hồng hoặc xám với bề mặt nhám
  • Có thể giữ lại vết huỳnh quang ở rìa tổn thương

Tình trạng một phần mô giác mạc chết, để lại một vết tổn thương sắc tố và chất lỏng tích tụ

  • Thường xuất hiện ở một bên mắt nhưng có khi cả hai mắt
  • Xuất hiện dưới dạng màu hổ phách, nâu hoặc đen đến các mảng tròn tâm giác mạc
  • Có thể thay đổi về kích thước và độ sâu giác mạc
  • Các vết gấp có thể xuất hiện do dịch chất lỏng tích tụ
  • Mô trở nên dầy
  • Sự thâm nhập của các mạch máu vào mô khá biến đổi
  • Có thể giữ lại fluorescein ở rìa tổn thương

Màu giác mạc hay biến đổi

Những khó chịu của mắt hay biến đổi

Nguyên nhân

Vi rút Herpes – viêm giác mạc không gây loét được cho là phản ứng miễn dịch trung gian với kháng nguyên vi rút herpes hơn là do ảnh hưởng thực sự của việc nhiễm vi rút

Viêm giác mạc đặc trung bởi sự xuất hiện của tế bào bạch cầu, được gọi là bạch cầu eosinophil – nguyên nhân chưa được tìm ra nhưng thứ phát với sự nhiễm vi rút herpes

Tình trạng mà mô giác mạc chết đi, để lại 1 tổn thương sắc tố và dịch chất lỏng tích tụ có nguyên nhân không rõ nhưng có thể do kích thích giác mạc mãn tính hoặc chấn thương trước đó

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám tổng quát, kiểm tra tiền sử bệnh, các dấu hiệu hoặc sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng bệnh hiện tại. Tế bào sẽ được lấy để nuôi cấy để xác định liệu có bị dư thừa các tế bào bạch cầu hay không (đây là một phản ứng vật lý phản ứng lại với tình trạng bị xâm lấn) hoặc có sinh vật trong máu hay không.

Điều trị

Chỉ nếu khi không đáp ứng đủ điều kiện y tế,chó của bạn mới cần phải nhập viện, còn không chăm sóc nội trú là đủ. Radiation therapy may be prescribed for long-term superficial inflammation of the cornea. Đối với tình trạng viêm giác mạc mãn tính,bác sĩ có thể chỉ định xạ trị Xạ trị và dùng liệu pháp áp lạnh (một kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ mô bệnh) cũng có thể được chỉ định cho tình trạng viêm đặc trưng có xuất hiện sắc tố lắng đọng trong giác mạc.

Nếu bệnh được chẩn đoán là việm giác mạc đặc trưng bởi sự xuất hiện của tế bào bạch cầu được gọi là eosinophil, phẫu thuật cắt bỏ giác mạc có thể được thực hiện để phuc vụ cho việc chuẩn đoán. Điềunày thường không nhất thiết vì chỉ giải quyết được các dấu hiệu lâm sàng, điều trị y tế được ưu tiên hơn.

Nếu tình trạng bệnh có mô giác mạc bị chết và gây ra tổn thương sắc tố, tích tụ dịch chất lỏng, phẫu thuật cắt bỏ giác mạc có thể chữa khỏi nhưng có thể tái phát. Phẫu thuật chủ yếu để chữa khỏi chứng khó chịu của mắt.

Phòng ngừa

Bệnh viêm giác mạc mãn tính thường xảy ra nhiều hơn ở các giống mèo sống ở vùng cao (nơi có ánh sáng mặt trời mạnh)

Cách chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám mắt định kỳ để đánh giá liệu trình điều trị, thiết lập một lịch trình theo dõi liệu trong khoảng thời gian cách nhau từ một đến hai tuần, và dần dần kéo dài khoảng thời gian thăm khám cách nhau miễn là các dấu hiệu lâm sàng của mèo đã thuyên giảm. Đối với những ca bệnh nặng hơn, mèo có thể tiếp tục gặp khó chịu ở mắt, bị khiếm khuyết thị giác hoặc nặng hơn là mù vĩnh viễn.