Bệnh táo bón ở chó và phương pháp điều trị

7269
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chó bị táo bón tức là chúng không thể đi ngoài bình thường. Giống như con người, chó già thường dễ bị tình trạng này, mặc dù bệnh cũng có thể xảy ra với mọi giống chó ở mọi lứa tuổi. Chủ nuôi không nên chủ quan khi thấy chó bị táo bón vì bệnh kéo dài có thể khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn.

TRIỆU CHỨNG

Một con chó bị táo bón là khi chúng gặp khó khăn trong việc đi tiêu và tỏ ra đau đớn, đặc biệt là đối với những con được dạy dỗ tốt và đi vệ sinh đều đặn hàng ngày. (Ngoài ra, tiêu chảy nặngviêm đại tràng có thể dẫn đến căng thẳng.) Hạt cỏ, phân bẩn, sợi dây hoặc các vật khác nằm trong hoặc xung quanh hậu môn cũng là dấu hiệu cho thấy chó bị táo bón. Kích thước của phân sẽ nhỏ bất thường và một khi bệnh tiến triển thì chó sẽ tỏ ra thờ ơ, ói mửa và chán ăn.

NGUYÊN NHÂN CHÍNH

Nguyên nhân phổ biến nhất gây táo bón ở chó là ăn các thức ăn khó tiêu hóa, chẳng hạn như một miếng xương khô. Tuy nhiên, cũng có các nguyên nhân khác:

SƠ CỨU

Nếu bạn nhìn thấy một sợi chỉ hoặc sợi dây trong hậu môn chó thì đừng kéo ra. Bởi lẽ làm như vậy có thể làm tổn thương cơ quan bên trong. Những điều quan trọng khác cần lưu ý:

  • Luôn đeo găng tay cao su khi dọn phân và xử lý các vấn đề khác liên quan đến hậu môn.
  • Nếu bạn thấy cỏ ở hậu môn, hãy nhẹ nhàng lấy ra.
  • Nếu phân dính quanh hậu môn, hãy cắt cẩn thận bằng kéo. (Đối với chó có lông dài, tham khảo bên dưới.)
  • Rửa vùng hậu môn bằng nước ấm, xà phòng và thoa kem tan trong nước (chẳng hạn như K-Y) vào vùng bị viêm.
  • Đo nhiệt độ của chó. Nếu nhiệt độ cao bất thường hoặc có máu trên nhiệt kế hoặc chó kháng cự khi chèn nhiệt kế vào hậu môn, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức (trong vòng 24 giờ).

Chó lông dài, đặc biệt là những giống chó nhỏ như Yorkies và Lhasa Apsos, có thể trở nên phát cuồng vì khó chịu do phân dính quanh hậu môn và bị cắt tỉa lông. Bạn có thể phải ngâm phần hậu môn của con chó trong nước ấm trước khi bắt đầu vệ sinh để giúp chúng thoải mái hơn.

KHÁM BỆNH

Chẩn đoán

Chụp X quang, siêu âm vùng bụng và lấy mẫu máu là một số xét nghiệm phổ biến để chấn đoán nguyên nhân gây táo bón ở chó.

Phương pháp điều trị

Trong một số trường hợp, chó phải nhập viện và được cho dùng enemas để thông hậu môn. Nếu bạn nghi ngờ chó bị táo bón hoặc có các triệu chứng nêu trên thì hãy đưa chó đến khám tại bác sĩ thú y. Các chất lỏng dưới da có thể giúp hydrat hóa đường ruột tốt hơn. Trong trường hợp chó chưa bị thiến, vùng tuyến tiền liệt là nguyên nhân gây táo bón, do đó, người nuôi nên mang chó đực đi thiến. Nếu chó bị táo bón nặng, bác sĩ thú y có thể phải cho truyền dịch truyền tĩnh mạch.

CHĂM SÓC LÂU DÀI

Một số con chó có bệnh sử táo bón định kỳ, đặc biệt là khi tuổi xế chiều. Người nuôi hãy thêm một chút dầu khoáng vào bữa ăn của chó để cải thiện tình hình. Liều lượng thích hợp là 1 muỗng cà phê tương ứng với 11 lbs (5kg). Tuy nhiên, bạn không nên đút dầu cho chó vì nếu dầu bị rơi vào phổi thì dễ gây viêm phổi. Bác sĩ thú y cũng có thể đề nghị cho chó ăn những thực phẩm giúp làm mềm phân và bổ sung chất xơ để hỗ trợ quá trình vận chuyển phân trong đường ruột.

PHÒNG NGỪA

Đừng quá lo lắng khi thỉnh thoảng bạn thấy chó ăn cỏ, tuy nhiên, thói quen này nên được kiểm soát càng nhiều càng tốt. Tránh đưa xương cho chó gặm mà thay vào đó là một món đồ chơi mài răng bằng nylon. Sử dụng thuốc nhuận tràng đúng mục đích để làm mềm phân và quan trọng hơn hết là cho chó uống nước thường xuyên. Thiến chó ngay khi còn nhỏ cũng giúp ngăn ngừa sự phát triển của tuyến tiền liệt, là nguyên nhân gây táo bón ở chó.