Thoái hóa khớp sụn ở chó

2712
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm đa khớp thoái hóa qua trung gian miễn dịch ở chó

Bệnh viêm đa khớp thoái hóa qua trung gian miễn dịch là tình trạng viêm qua trung gian miễn dịch của các khớp, trong đó sụn khớp của chó bị hao mòn. Trong bệnh này, miễn dịch qua trung gian tế bào được cho là đã tấn công sụn khớp. Các nguyên nhân có thể có của bệnh này là các tế bào tác động bạch huyết bào T thực hiện phản ứng tấn công, và phản ứng kháng nguyên bất thường với kháng thể vật chủ. Tức là, một phản ứng miễn dịch với một chất kích thích sản xuất kháng thể, một kháng nguyên, hoạt động như một “tác nhân”. Trong thực tế, cơ thể đang chiến đấu chống lại chính nó.

Các tế bào bạch cầu (các tế bào máu trắng), các enzyme bạch cầu (xúc tác các phản ứng), miễn dịch qua trung gian tế bào, các phức hợp miễn dịch (kháng thể liên kết với kháng nguyên kích hoạt), và các phản ứng tự dị ứng đều hướng vào các thành phần sụn. Điều này dẫn đến một phản ứng viêm của mô xung quanh sụn, và kích hoạt protein bổ sung để đáp ứng với khả năng miễn dịch của các tế bào.

Các enzyme phá hủy, được giải phóng từ các tế bào viêm, phá hủy sụn khớp, các tế bào màng hoạt dịch (các tế bào tạo ra chất bôi trơn, gọi là hoạt dịch, cho khớp) và các sụn bào (tế bào sụn), dẫn đến những thay đổi ở các khớp.

Bệnh được mô tả trong bài báo y khoa này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh đối với mèo, vui lòng truy cập trang này.

Triệu chứng

Các triệu chứng cho chó thường tuần hoàn, đến và đi vào các khoảng thời gian ngẫu nhiên. Những triệu chứng này bao gồm:

  • Đi tập tễnh
  • Đi lại cứng nhắc
  • Tầm vận động giảm
  • Có tiếng nứt ở các khớp
  • Sưng và đau ở một hoặc nhiều khớp
  • Bất ổn, bán trật (trật một phần khớp), và trật (trật hoàn toàn) khớp

Khởi phát điển hình của viêm đa khớp thoái hóa qua trung gian miễn dịch ở chó là từ tám tháng đến tám tuổi. Những con chó Greyhound nhỏ, trong độ tuổi từ 3-30 tháng, dễ bị viêm đa khớp thoái hóa của giống Greyhounds (EPG), một loại cụ thể của bệnh này. Ngoài ra còn có viêm đa khớp thoái hóa vô căn (IEP), có thể xảy ra ở bất kỳ giống nào và không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân nghi ngờ cho dạng thoái hóa khớp sụn khớp này là các tế bào tác động bạch huyết bào T thực hiện phản ứng tấn công và phản ứng kháng nguyên bất thường với kháng thể vật chủ. Tức là, một phản ứng miễn dịch với một chất kích thích sản xuất kháng thể, một kháng nguyên, hoạt động như một “tác nhân”. Trong trường hợp IEP, vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh.

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y bệnh sử tổng quát mà có thể dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng của chó. Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe tổng quát cho chó, lưu ý các triệu chứng đau, giảm tầm vận động và tình trạng đi tập tễnh.

Xét nghiệm máu tổng quát sẽ được tiến hành, gồm có xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, phân tích nước tiểu và xét nghiệm chất điện giải. Dịch hút từ khớp sẽ được đưa vào phân tích trong phòng thí nghiệm, và được nuôi cấy và khiểm tra sự nhạy cảm với vi khuẩn. Một sinh thiết (mẫu mô) của mô hoạt dịch cũng sẽ giúp đưa ra chẩn đoán xác định.

Chụp X quang cũng có thể được sử dụng như một công cụ chẩn đoán. Nếu bị viêm đa khớp thoái hóa qua trung gian miễn dịch, bệnh sẽ xuất hiện trên hình ảnh X quang.

Điều trị

Vật lý trị liệu, bao gồm các bài tập tầm chuyển động, mát- xa, và bơi lội có thể giúp điều trị bệnh nặng. Băng và/hoặc nẹp có thể được đặt xung quanh khớp để ngăn chặn tình trạng thoái hóa sụn phát triển, đặc biệt là ở những con chó đang gặp khó khăn khi đi lại. Giảm cân cũng giúp giảm áp lực lên khớp nếu chó thừa cân.

Phẫu thuật thường không được khuyến nghị đối với tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, thay khớp háng toàn phần, và cắt bỏ chỏm xương đùi (phẫu thuật loại bỏ một phần xương đùi) có thể được xem xét thực hiện.

Điều trị tình trạng đau và bất ổn định khớp bằng cố định khớp cổ tay thường khá thành công. Trong khi đó, việc cố định khớp vai, khuỷu chân trước, đầu gối, hoặc mắt cá chân thường khó có kết quả dương tính.

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các cuộc hẹn khám theo dõi thường xuyên để kiểm tra sự tiến triển của chó. Nếu tình trạng của chó tiếp tục xấu đi, bạn phải liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức để được tư vấn chăm sóc.