Tổn thương mắt ở mèo

28544
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Tổn thương giác mạc và củng mạc ở mèo

Trong y tế, khi một vật thể bên ngoài đi vào mắt nhưng không hoàn toàn đi qua giác mạc hoặc củng mạc, gọi là chấn thương thâm nhập. Mặt khác, khi vật thể tác động bên ngoài đi qua lớp giác mạc hoặc củng mạc, gọi là chấn thương đụng dập nhãn cầu. Hiển nhiên, càng về sau chúng càng gây ảnh hưởng đến tầm nhìn của mèo. Giác mạc là lớp màng ngoài trong suốt ở phía trước của mắt. Củng mạc, lòng trắng của mắt, là lớp phủ cứng bảo vệ nhãn cầu.

Về mặt y học, một chấn thương đơn giản chỉ liên quan đến giác mạc hoặc củng mạc và nó có thể là chấn thương thâm nhập hoặc chấn thương đụng dập. Các bộ phận khác ở mắt không bị ảnh hưởng đối với chấn thương đơn giản. Một chấn thương phức tạp khiến cho mắt bị đục mờ đi và liên quan đến các bộ phận cấu trúc khác của mắt ngoài giác mạc và củng mạc. Thực tế, nó có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc toàn bộ con mắt. Toàn bộ lớp giữa của nhãn cầu có chứa các mạch máu, bao gồm mống mắt, khu vực giữa mống mắt và màng trạch – lớp giữa võng mạc và củng mạc – đều có thể bị ảnh hưởng do tổn thương đụng dập phức tạp. Cũng có thể chấn thương ảnh hưởng đến thấu kính- lens, điều này sẽ dẫn đến đục thuỷ tinh thể hoặc rách mí mắt.

Các triệu chứng và phân loại

Các triệu chứng của chấn thương đối với nhãn cầu có thể được nhận biết bằng các biểu hiện đột ngột xuất hiện (ví dụ, hay cào mắt, nhấp nháy mắt nhiều, sưng, viêm), cũng như các triệu chứng sau đây, bất kỳ triệu chứng nào trong số đó có thể là dấu hiệu của một chấn thương mắt:

  • Máu trong mắt hoặc tụ máu ngoài mạch, hậu quả của việc có vết rách kín trong mắt
  • Vật thể lạ xuất hiện ở trong mắt có thể được phát hiện một cách trực quan
  • Đồng tử méo mó, hoặc phản ứng bất thường hoặc có hình dạng bất thường
  • Giác mạc bị đục (đục thuỷ tinh thể)
  • Mắt lồi ra.

Nguyên nhân

Một số trường hợp phổ biến nhất dẫn đến chấn thương mắt như sau:

  • Khi thú cưng của bạn chạy qua vùng thực vật rậm rạp
  • Súng bắn, pháo hoa hoặc các vật thể bay nhanh khác ở gần khu vực mèo của bạn
  • Sự khiếm thị hoặc biến dạng thị giác đã có từ trước trong cấu trúc của mắt
  • Mèo nhỏ, vụng về dễ bị kích động, chưa biết thận trọng
  • Đánh nhau với các loài động vật khác, thường thì, mèo sẽ cào vào mặt các động vật khác.

Chẩn đoán

Nếu bác sĩ thú y tìm thấy một vật thể lạ trong mắt mèo, quá trình điều trị thích hợp sẽ được thiết lập. Bản chất, lực tác dụng và hướng tác động của vật thể bên ngoài xâm nhập sẽ giúp xác định được những mô nào bị ảnh hưởng. Các phản ứng trực quan với mối đe doạ (ví dụ, nhấp nháy mắt khi có một vật thể được đưa đến gần mắt), cũng như sự nhạy cảm với ánh sáng, sẽ được kiểm tra đánh giá. Kiểm tra kích thước đồng tử, hình dạng, đối xứng và phản xạ ánh sáng. Nếu không tìm thấy vật lạ, bác sĩ thú y sẽ xem xét xem có vết loét giác mạc hay không, hoặc một số nguyên nhân tự nhiên khác ảnh hưởng đến mắt, trước khi xem xét chấn thương ở phần sâu hơn của mắt.

Điều trị

Quá trình điều trị sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chấn thương và phần mắt bị thương. Nếu vết thương không gây khó chịu và không có vết thương cạnh hoặc hở, loa đeo cổ Elizabeth để ngăn ngừa mèo khỏi việc cào mắt sẽ được chỉ định dùng, cùng với các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt atropine. Các vết thương gây tổn thương đến mô, hoặc chấn thương đụng dập, có thể cần sử dụng kính áp tròng mềm cho mèo cùng với loa đeo cổ Elizabethan, các loại thuốc kháng sinh hoặc thuốc nhỏ mắt atropine

Các chấn thương đòi hỏi phẫu thuật thăm dò hoặc phẫu thuật sửa chữa bao gồm:

  • Các vết nứt dày, sâu ở giác mạc
  • Các vết thương sâu liên quan đến mống mắt
  • Các vết rạch dày, sâu ở củng mạc hoặc vùng liên kết củng – giác mạc
  • Vật thể lạ bên ngoài bị mắc kẹt bên trong mắt hoặc mô sau củng mạc (lòng trắng mắt) bị vỡ nứt.
  • Vết thương đơn giản nhưng cạnh mắt bị vỡ vừa phải hoặc quá mức, dài, và sâu hơn hai phần ba độ dày của giác mạc

Hầu hết các trường hợp có vết rạn giác mạc hoặc vật thể lạ nằm trong khu vực giác mạc đều có thể chữa được. Nếu chấn thương tái phát, khả năng duy trì thị lực sẽ thấp đi. Các trường hợp tiên lượng xấu bao gồm chấn thương đối với lòng trắng của mắt, củng mạc, hoặc phần chất lỏng, lớp mạch máu của mắt; nếu không nhận ra vấn đề sớm, có thể dẫn đến chấn thương đụng dập đối với thấu kính; xuất huyết đáng kể trong thuỷ tinh thể – phần gel trong suốt lấp đầy khoảng trống giữa thấu kính và võng mạc của nhãn cầu hoặc chứng tách rời võng mạc. Chấn thương thâm nhập thường có tiên lượng tốt hơn đối với chấn thương đụng dập, và chấn thương nông khó tiên lượng hơn chấn thương sâu.

Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thú y sẽ kê đơn thuốc phù hợp với mức độ nghiêm trọng của vết thương. Thuốc kháng sinh thường được kê toa, cũng như thuốc chống viêm và thuốc giảm đau.

Chăm sóc

Vết thương thâm nhập sâu hoặc trên diện rộng mà chưa được khâu phải được kiểm tra lại sau mỗi 24 giờ đến 48 giờ trong vài ngày đầu tiên. Nếu vết thương nhẹ, kiểm tra sau từ ba đến năm ngày định kỳ cho đến khi vết thương được chữa lành.

Để phòng ngừa, hãy cẩn thận khi đưa thú cưng đến hộ gia đình mới có nuôi mèo. Con mèo cũ sẽ thể hiện quyền lực trong nhà, có thể gây hấn vì sợ mất “vị trí” dẫn đến gây thương tích ngoài chủ ý. Ngoài ra, cố gắng ngăn cản thú cưng của bạn chạy qua các vùng thảm thực vật rậm rạp. Nếu bạn đang sống ở trong khu vực có nhiều nguy cơ khiến các mảnh vụn tiếp xúc với mắt, như khu vực rừng, bãi biển, … cần chuẩn bị chai nước muối rửa mắt để rửa trôi những vật thể lạ từ bên ngoài xâm nhập vào mắt.