Sự phát triển bất thường ở mí mắt của loài mèo

4537
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Quặm mắt ở loài mèo

Quặm mắt là một bệnh có tính di truyền trong đó một phần của mí mắt bị lộn ngược ra ngoài hoặc gấp vào phía trong nhãn cầu. Bệnh này làm cộm mắt và trầy xước giác mạc (mặt trước của mắt) dẫn đến loét giác mạc, hoặc thủng giác mạc. Nó cũng có thể để lại mô sẹo màu sẫm hình thành trên vết thương (viêm giác mạc sắc tố). Những yếu tố này có thể gây giảm thị lực hoặc mù lòa.

Nhìn chung, chỉ có các giống mèo đầu ngắn (như mèo Ba Tư) có nguy cơ mắc bệnh này cao. Quặm mắt hầu như được phát hiện khi mèo được khoảng hai năm tuổi.

Căn bệnh này cũng khá phổ biến ở loài chó. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm những ảnh hưởng của bệnh này đối với loài chó, vui lòng ghé thăm trang này.

Triệu chứng và phân loại

Các triệu chứng thường bao gồm chảy nước mắt sống (chứng chảy nước mắt sống) và/hoặc sưng viêm bên trong mắt (viêm giác mạc), mắt có màu đỏ, hoặc vùng da xung quanh hốc mắt có thể bị chảy xệ. Trong một số trường hợp, có thể thấy có dịch nhầy và/hoặc mủ chảy ra từ đuôi mắt, dấu hiệu cho thấy mắt có thể đã bị nhiễm trùng.

Nguyên nhân

Hình dạng khuôn mặt là nguyên nhân di truyền chính gây chứng quặm mắt ở mèo. Ở các giống đầu ngắn, mũi ngắn, dây chằng bên trong mắt thường căng hơn bình thường. Đặc điểm này, cùng với các cấu tạo mũi và khuôn mặt của chúng, có thể dẫn đến cả hai mí mắt trên và dưới bị lật vào trong nhãn cầu.

Các giống mèo có kích thước lớn lại gặp vấn đề ngược lại. Dây chằng quanh khóe mắt của chúng có khuynh hướng chùng xuống quá nhiều. Điều này làm cho các viền ngoài của mí mắt gấp vào phía trong.

Viêm kết mạc tái phát nhiều lần có thể gây ra chứng quặm mắt co cứng, dẫn đến quặm mắt chức năng. Bệnh này cũng có thể do các loại chất kích thích đối với mắt khác gây ra và nhìn chung đây là bệnh ít xảy ra ở mèo.

Chẩn đoán

Chẩn đoán chứng quặm mắt khá đơn giản, bằng cách thông qua kiểm tra, xét nghiệm. Bất kỳ nguyên nhân hoặc chất kích thích tiềm ẩn nào gây bệnh cũng nên được xử lý trước khi can thiệp bằng phẫu thuật. Chủ nuôi của những chú mèo dễ mắc phải chứng bệnh này nên chú ý đến những chú mèo con, và mang chúng đi kiểm tra chứng quặm mắt nếu mí mắt của chúng không mở được khi chúng 4 đến 5 tuần tuổi.

Điều trị

Nếu bệnh nhẹ và giác mạc không bị loét, có thể sử dụng nước mắt nhân tạo để bôi trơn mắt. Giác mạc bị loét có thể được điều trị bằng thuốc mỡ kháng sinh hoặc kháng sinh liều cao gấp ba lần. Nhưng vẫn cần được phẫu thuật.

Bệnh này được điều trị triệt để bằng cách lật mí mắt vào trong hoặc ra ngoài (đảo/lật lại) bằng phương pháp khâu. Phẫu thuật này được thực hiện đối với các trường hợp nặng vừa phải, và khi chú mèo trưởng thành không có tiền sử bị bệnh quặm mắt.

Trong trường hợp bệnh nặng, sẽ cần phải tái tạo khuôn mặt, nhưng thường tránh thực hiện biện pháp này cho đến khi chú mèo đã trưởng thành.

Sinh hoạt và chăm sóc

Chứng quặm mắt cần được chăm sóc, theo dõi định kỳ, dù bạn có sử dụng bất kỳ loại thuốc nào được bác sĩ thú y kê đơn. Đơn thuốc có thể bao gồm thuốc kháng sinh để điều trị hoặc ngăn ngừa nhiễm trùng, và thuốc nhỏ mắt hoặc phải lặp đi lặp lại quá trình điều trị này cho đến khi bệnh đã được điều trị triệt để hoặc cho đến khi chú mèo của bạn đủ lớn để thực hiện giải pháp lâu dài hơn. Nếu chú mèo của bạn bị đau, ngứa hoặc kích ứng mắt, bạn sẽ cần một chiếc loa đeo cổ chống liếm để ngăn chú mèo không cào gây trầy xước mắt và làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Phòng ngừa

Vì chứng quặm mắt thường do yếu tố di truyền, nên thực sự không có biện pháp phòng ngừa nào cả. Nếu chú mèo của bạn là một giống được biết mắc bệnh quặm mắt, bạn sẽ cần phải tìm kiếm liệu pháp điều trị y tế nhanh chóng ngay sau khi phát hiện triệu chứng.