Đau mắt đỏ ở Mèo

7165
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm mắt ở mèo

Đau mắt đỏ là tình trạng khiến mắt mèo chuyển sang màu đỏ. Bệnh này có thể do các yếu tố khác nhau, bao gồm máu dư thừa trong mí mắt (xung huyết) hoặc trong các mạch máu của mắt. Tình trạng này xảy ra khi các mạch máu mắt mở rộng để đáp ứng với viêm ngoài mắt hoặc trong mắt, hoặc tích lũy thụ động máu.

Căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách bệnh đau mắt đỏ ảnh hưởng đến chó, hãy truy cập trang này nhé.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Triệu chứng phổ biến nhất của chứng đau mắt đỏ ở mèo là mắt đỏ và viêm ở một hoặc cả hai mắt.

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến đau mắt đỏ ở mèo, như viêm mí mắt, giác mạc, màng cứng mắt, kết mạc, thể mi và mống mắt. Các nguyên nhân khác bao gồm:

  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Bệnh về hốc mắt
  • Xuất huyết ở mặt trước mắt
  • Xuất huyết trong mắt ở các mạch máu mới hình thành hoặc hiện có

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khỏe toàn diện cho mèo, bao gồm một xét nghiệm phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu toàn bộ, phân tích nước tiểu và bảng điện phân. Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ hồ sơ sức khỏe đầy đủ của mèo, các triệu chứng khởi phát, và các tình huống có thể dẫn đến căn bệnh này.

Đau mắt đỏ thường là triệu chứng bề ngoài của một bệnh toàn thân khác, đôi khi có tính chất nghiêm trọng. Do đó, cần xét nghiệm máu để loại trừ hoặc xác nhận các chứng rối loạn cơ bản.

Để loại trừ ung thư và các bệnh nhiễm trùng khiến mắt bị đỏ, có thể chụp X quang để kiểm tra trực quan ngực và bụng. Ngoài ra có thể siêu âm mắt nếu mắt bị mờ, và đo nhãn áp – đo áp suất bên trong mắt bằng cách sử dụng một nhãn áp kế.

Nếu có mủ giống như dịch tiết từ mắt, hoặc do bệnh mãn tính của mắt, bác sĩ sẽ thực hiện nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí và đo độ nhạy.

Các xét nghiệm khác có thể thực hiện là xét nghiệm nước mắt Schirmer, được sử dụng để xác định mắt có sản xuất nước mắt bình thường không; xét nghiệm tế bào (vi mô) của các tế bào từ mí mắt, kết mạc và giác mạc; và sinh thiết kết mạc (mẫu mô) nếu có viêm kết mạc mãn tính hoặc tổn thương lớn.

Đối với mèo, xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm hoặc di truyền; xét nghiệm tìm kiếm kháng thể huỳnh quang gián tiếp (IFA) từ giác mạc hoặc kết mạc có thể được sử dụng để kiểm tra virus herpes và vi khuẩn Chlamydia, cả hai đều có thể ảnh hưởng gián tiếp đến mắt.

Fluorescein nhuộm giác mạc, sử dụng thuốc nhuộm không xâm lấn để phủ lên mắt, giúp dễ nhìn thấy các bất thường dưới ánh sáng, cũng có thể được dùng để phát hiện dị vật lạ, loét, trầy xước và các tổn thương khác trên bề mặt mắt mèo .

Điều trị

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, nhưng nhìn chung, mèo sẽ được điều trị ngoại trú. Trong hầu hết các trường hợp, người ta sẽ cho mèo dùng vòng chống liếm để ngăn ngừa tự chấn thương mắt.

Nếu phát hiện loét giác mạc sâu, hoặc chẩn đoán bệnh tăng nhãn áp, có thể cần phẫu thuật

Chăm sóc

Giữ cho mèo ở trong một môi trường sạch sẽ, an toàn, nơi mèo không thể làm tổn thương mắt của nó. Ngoài ra, hãy lên lịch hẹn khám với bác sĩ để đánh giá tiến triển bệnh của mèo.