Hẹp van tim (van hai lá và van ba lá) ở chó

3004
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Hẹp van nhĩ – thất ở chó

Các van ngăn cách giữa tâm thất và tâm nhĩ, bốn buồng tim được gọi là van nhĩ – thất. Hai buồng trên cùng của tim gọi là tâm nhĩ và hai buồng bên dưới gọi là tâm thất. Van hai lá ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái, và van ba lá ngăn cách giữa tâm nhĩ phải và tâm thất phải.

Những khiếm khuyết ở van hai lá, phía bên trái, ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến phổi. Van ba lá, ở bên phải tim, chịu trách nhiệm dòng máu chảy đến cơ thể. Những khiếm khuyết này dẫn đến lưu lượng máu chảy trong cơ thể bị kém.

Hẹp các van này có thể xảy ra do nguyên nhân van bị dị dạng bẩm sinh, nhiễm trùng cơ tim do vi khuẩn hoặc ung thư tim. Hẹp van dẫn đến tình trạng van rò rỉ, làm tăng khuynh độ huyết áp tâm trương giữa tâm nhĩ và tâm thất (khuynh độ huyết áp diễn ra trong khoảng thời gian các buồng tim giãn ra và được đổ đầy máu – tâm trương thất sau tâm trương nhĩ).

Hẹp van hai lá có thể dẫn đến áp suất máu trong phổi cao, gây khó thở trong lúc vận động và gây ho. Hẹp van hai lá phổ biến ở giống chó Newfoundland và chó sục bò Bull Terrier.

Hẹp van ba lá dẫn đến sưng phù chân và bàn chân.Thông qua hình ảnh chụp X quang có thể thấy gan bị trương to lên. Hẹp van ba lá phổ biến ở giống chó Chăn cừu Anh Old English Sheepdogs và ở giống chó Labrador retrievers (chó Lab).

Cả hai trường hợp hẹp van hai lá và hẹp van ba lá đều dẫn đến suy tim xung huyết (CHF).

Triệu chứng

  • Không chịu được khi gắng sức
  • Ngất (Ngất xỉu)
  • Khó thở khi vận động
  • Ho (hẹp van hai lá)
  • Da tím tái hoặc nhợt nhạt (chứng xanh tím)
  • Có dịch trong ổ bụng, sưng (hẹp van ba lá)
  • Còi cọc
  • Khạc ra máu

Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng hẹp van tim, phần lớn phụ thuộc vào loại van bị hẹp. Ví dụ, hẹp van hai lá là bẩm sinh và giống Bull terriers (chó sục bò) và Newfoundland hay mắc. Trong khi đó hẹp van ba lá lại hay xuất hiện ở giống chó old English sheepdog (chăn cừu Anh) và Labrador Retriever (chó lab), và cũng thường là khiếm khuyết bẩm sinh. Hơn nữa, cả hai trường hợp thường được chẩn đoán sớm.

Những yếu tố khác có thể dẫn tới tình trạng hẹp van tim như ung thư tim hoặc nhiễm trùng cơ tim do vi khuẩn.

Chẩn đoán

Bạn cần phải cung cấp cho bác sỹ thú y bệnh sử chi tiết về tình trạng sức khỏe của chú chó và các triệu chứng khởi phát, bao gồm bất kỳ thông tin nào bạn có về họ hàng của nó. Bảng phân tích máu chi tiết sẽ được đưa ra, bao gồm bảng phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát, và phân tích nước tiểu. Kết quả của những xét nghiệm này thường cho ra các chỉ số bình thường. Dựa vào các triệu chứng xuất hiện, và kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu, bác sỹ thú y có thể thu hẹp nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh và tìm ra loại khiếm khuyết van tim nào mà chú mèo của bạn mắc phải. Để có thể đưa ra được kết luận thì bác sỹ thú y cũng sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

Để phục vụ cho công tác chẩn đoán, bác sỹ thú y sẽ cần phải sử dụng đến các công cụ hỗ trợ hình ảnh để có thể nhìn được hình ảnh quả tim. Tia X quang có thể giúp xác định xem liệu van tim hoặc tâm nhĩ ở cùng phía có bị nở to ra hay không, và siêu âm tim sẽ cho thấy tình trạng tâm nhĩ giãn nở, và có thể có những bất thường trong dòng máu chảy qua tim. Kết quả siêu âm tim có thể giúp bác sỹ thú y xác định liệu chức năng điện tim có bị ảnh hưởng không. Nhịp tim bất thường và đo chính xác bất thường đó có thể giúp ích rất lớn trong việc xác định liệu bên tim nào đang bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Bác sỹ thú y cũng có thể sử dụng biện pháp chẩn đoán gọi là chụp X quang mạch máu, sử dụng hình ảnh X quang cùng với tác nhân tương phản tia phóng xạ (nhuộm) tiêm vào trong mạch máu. Biện pháp nhuộm này làm hiện hình ảnh các mạch máu bên trong và đánh giá được dòng chảy máu qua tim và các mạch máu xung quanh.

Trong một số trường hợp (hiếm gặp), bác sỹ thú y cũng có thể sẽ muốn kiểm tra chênh lệch áp lực trong tim (trong tim) và trong mạch máu (nội mạch) bằng biện pháp đặt ống thông, quy trình này gọi là thông tim. Biện pháp này cũng có thể được dùng để tiêm tác nhân tương phản, để lấy mẫu sinh thiết, nếu nghi ngờ mắc ung thư và để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Điều trị

Cần phải sử dụng thuốc để điều trị các chứng rối loạn van tim. Thuốc lợi tiểu được kê nhằm mục đích làm giảm tình trạng giữ nước nhưng các thuốc khác cũng sẽ được sử dụng dựa trên kết quả chẩn đoán cuối cùng. Chú chó của bạn có thể sẽ được tiến hành phẫu thuật nhằm sửa hoặc thay thế van tim, nhưng phẫu thuật này tốn kém và cũng không phổ biến. Biện pháp điều trị thay thế cho phẫu thuật gọi là nong van tim bằng bóng, biện pháp này sẽ được chuyên gia tiến hành sau khi bác sỹ thú y của bạn đề xuất. Với những chú chó bị suy tim xung huyết bạn cần phải cho nó nhập viện để điều trị chuyên sâu.

Chăm sóc

Chú chó của bạn cần phải được tái khám mỗi 3 tháng một lần để xem liệu có các triệu chứng suy tim xung huyết hay không và để điều chỉnh biện pháp điều trị phù hợp. Chụp X quang ngực và điện tâm đồ (EKG- đo điện tim) và siêu âm tim thường được chỉ định tiến hành ở những lần tái khám.

Bác sỹ thú y sẽ trao đổi với bạn về biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị tại nhà nhưng nói chung những chú chó bị chẩn đoán mắc bệnh này cần một chế độ ăn ít muối và hạn chế vận động.

Bởi vì đây là bệnh có nguồn gốc do di truyền,nên nếu chú chó của bạn bị chẩn đoán mắc bệnh này, bác sỹ thú y sẽ khuyến cáo bạn không nên cho nó sinh sản. Bác sỹ thú y sẽ chỉ định triệt sản cho con vật.