Ung thư xương (Sarcoma mạch máu) ở chó

3287
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Sacôm mạch máu ở chó

Sacôm mạch máu là khối u của các tế bào nội mô lan rộng với tốc độ nhanh – một nhóm các tế bào hình thành lớp lót bề mặt trong của các mạch máu, bao gồm tĩnh mạch, động mạch, ruột, phế quản. Sacôm mạch máu ảnh hưởng đến các xương và làm tổn thương đến tính toàn vẹn của các xương liên quan, kết quả của việc mất đi sức manh của xương dẫn đến gãy xương. Các trường hợp gãy xương mà không có bất kỳ chấn thương nặng nào trước đó và đó là đặc tính của các bệnh ung thư ảnh hưởng đến xương. Khối u này thường ảnh hưởng đến xương của các chi nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến các xương khác trong cơ thể như xương sườn.

Cũng như với nhiều loại bệnh ung thư, những con chó có tuổi đời lớn thường bị chẩn đoán là mắc sacôm mạch máu.

Triệu chứng

  • Nếu khối u nằm ở chân, chú chó sẽ bị khập khiễng chân hoặc chân bị sưng
  • Gãy xương là do xương yếu
  • Sưng tại vùng bị ảnh hưởng bởi khối u
  • Khó thở nếu khối u nằm ở xương sườn
  • Niêm mạc nhợt nhạt ( mũi, môi, tai, bộ phận sinh dục)
  • Thiếu máu do mất máu từ khối u bị vỡ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính xác gây nên sacôm mạch máu trong xương hiện tại vẫn chưa tìm ra.

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể cho chú chó của bạn, bao gồm hồ sơ máu hoàn chỉnh, bảng phân tích thành phần hóa học của máu, công thức máu tổng quát và phân tích nước tiểu. Việc tiến hành các xét nghiệm và phân tích có thể chỉ ra liệu có bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể bị ảnh hưởng hay không và liệu hiện tại có bất kỳ tình trạng bệnh nào khác hay không. Một số tình trạng có thể xảy ra đồng thời với sacom mạch máu là bệnh thiếu máu có thể tái tạo hồng cầu , là do số lượng hồng cầu non cao bất thường; lượng protein thấp bất thường (chứng giảm protein trong huyết); số lượng bạch cầu tăng bất thường (chứng tăng bạch cầu) có thể chỉ ra rằng cơ thể đang chiến đấu với tình trạng bệnh tật; lượng tiểu cầu trong máu thấp (chứng giảm tiểu cầu), – tiểu cầu có nhiệm vụ trong việc làm đông máu; và tế bào máu không đồng đều về kích thước hoặc có hình dạng bất thường( tương ứng gọi là bệnh anisocytosis và poikilocytosis).

Các nghiên cứu về việc chụp X quang lên các vùng xương bị ảnh hưởng cũng tiết lộ thông tin có giá trị nhằm giúp bác sỹ thú y trong việc chẩn đoán khối u. Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT) cũng giúp xác định mức độ bệnh của xương liên quan và giúp bác sỹ thú y lập kế hoạch phẫu thuật hiệu quả. Biện pháp sinh thiết cũng có thể được sử dụng nhằm đưa ra chẩn đoán xác định, nhưng điều này có lẽ không khả dụng bởi loại khối u này khởi phát từ mạch máu.

Một chẩn đoán mang tính kết luận có thể được đưa ra dựa trên việc tìm những khoảng không trong mạch máu có chứa tế bào hồng cầu, cục máu đông, các mảnh vụn của tế bào chết và tế bào u biến đổi.

Điều trị

Phẫu thuật tích cực vẫn là phương pháp được lựa chọn trong việc điều trị khối u này. Khối u và các vùng xung quanh khối u sẽ cần được cắt bỏ hoàn toàn. Nếu khối u ở chi nào thì trường hợp có thể xảy ra nhất chính là chi đó sẽ bị cắt cụt, sau đó thì phần lớn các chú chó sẽ bình phục hoàn toàn.Khối u trục ảnh hưởng đến vùng đầu hoặc phần thân – khá khó để điều trị. Hóa trị cùng với phẫu thuật là biện pháp điều trị được khuyến nghị sử dụng trong kế hoạch điều trị bệnh ung thư này.

Chăm sóc

Bác sỹ thú y sẽ lập một lịch biểu cho việc thăm khám nhằm đánh giá tiến độ hồi phục, bắt đầu từ tháng đầu tiên sau điều trị ban đầu và lặp lại cứ mỗi 3 tháng tiếp đó. Biện pháp hóa trị có thể gây ra những tác dụng phụ có hại nên bác sỹ thú y cần phải giám sát chặt chẽ tình trạng ổn định của chú chó, thay đổi liều lượng thuốc nếu cần thiết. Chụp X quang định kỳ vùng ngực, tim và bụng để kiểm tra sự tái phát hoặc tiến độ phục hồi.

Sau phẫu thuật, bạn cần phải biết rằng chú chó của mình sẽ phải chịu cảm giác đau đớn. bác sỹ thú y sẽ kê thuốc giảm đau để giúp chú chó của bạn giảm tối thiểu cảm giác khó chịu do đau đớn gây ra. Sử dụng thuốc giảm đau một cách thận trọng; một trong những tai nạn dễ ngăn ngừa nhất chính là việc cho vật nuôi của bạn sử dụng thuốc quá liều. Tuân thủ theo tất cả các hướng dẫn một cách cẩn thận.

Bạn cần phải hạn chế các hoạt động của chú chó trong giai đoạn bình phục, để nó nghỉ ngơi ở khu vực yên tĩnh, tránh xa các hoạt động của gia đình, trẻ nhỏ hoặc vật nuôi khác. Bạn có thể xem xét đến việc cho chú chó của mình nghỉ ngơi ở trong chuồng nhằm hạn chế các hoạt động thể chất. Hoạt động vận động ngoài trời nhằm giúp giảm nhẹ các vấn đề liên quan đến bàng quang và ruột do nằm quá lâu cần được kiểm soát sao cho nó diễn ra trong thời gian ngắn và cường độ nhẹ.

Bác sỹ thú y sẽ cho bạn biết khi nào an toàn để chú chó của bạn vận động bình thường trở lại. Phần lớn các chú chó sẽ hồi phục tốt sau khi cắt cụt chi và chúng sẽ học cách đi lại với cái chân bị mất.

Vấn đề quan trọng là phải kiểm soát thức ăn và nước uống của chú chó trong quá trình hồi phục. Nếu chú chó của bạn không muốn ăn, có lẽ bạn cần phải sử dụng ống dẫn thức ăn để nó có thể nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho việc hồi phục hoàn toàn. Bác sỹ thú y sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng ống dẫn thức ăn đúng cách, và sẽ hộ trợ bạn trong việc lập lịch ăn cho chú chó.

Tình trạng của mỗi con chó là khác nhau. Một số sẽ sống lâu hơn những con khác nhưng thời gian sống sót trung bình sau phẫu thuật là 6 tháng Và số con sống sót trong một năm sau phẫu thuật ít hơn 10%.