Chế độ dinh dưỡng cho động vật mắc bệnh viêm ruột

4584
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh viêm ruột, viết tắt là IBD, là nguyên nhân phổ biến nhất gây nôn mửa và tiêu chảy mãn tính ở mèo và chó. Ngoài những khó chịu do các triệu chứng gây ra, thú cưng mắc bệnh IBD cũng bị thiếu hụt chất dinh dưỡng đáng kể. Mặc dù không có cách chữa trị, nhưng các chiến lược dinh dưỡng có thể giúp kiểm soát triệu chứng và giảm liều lượng thuốc cần thiết để trị bệnh.

Bệnh IBD là gì?

Bệnh IBD là bệnh tự phát, hay nói cách khác là không có nguyên nhân. Vì vậy, chúng ta chỉ có thể suy đoán. Tình trạng này xuất hiện do phản ứng miễn dịch bất thường ở lớp trong cùng của dạ dày và ruột, được gọi là lớp đệm niêm mạc. Lớp đệm niêm mạc chịu trách nhiệm vận hành quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn. Nhiễm trùng bất thường “xâm nhập” vào các tế bào máu trắng cản trở các chức năng này, dẫn đến các triệu chứng nôn mửa và tiêu chảy, tùy thuộc vào vị trí nhiễm trùng trong ruột. Vật nuôi có tổn thương ở dạ dày hoặc ruột già thường nôn mửa, trong khi những con có ruột thấp hơn biểu hiện tiêu chảy mãn tính.

Người ta cho rằng căn bệnh này là một phản ứng thái quá của hệ thống miễn dịch đối với vi khuẩn đường ruột bình thường. Trên thực tế, việc sử dụng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột thường sẽ mang lại hiệu quả. Phản ứng miễn dịch bất thường với protein thực phẩm cũng có thể là nguyên nhân. Cải thiện chế độ dinh dưỡng hoặc chế độ ăn hạn chế protein được khuyên dùng trong trường hợp này.

Khi mắc phải bệnh IBD, thuốc kháng sinh và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sẽ không trị được bệnh. Thay vào đó, nên dùng corticosteroid, prednisone hoặc prednisolone và thuốc hóa trị azathioprine nếu điều kiện cho phép.

Kế hoạch dinh dưỡng cho thú nuôi mắc bệnh IBD

Quá trình tiêu hóa và hấp thu bị gián đoạn bởi phản ứng miễn dịch thái quá gây thiếu hụt dinh dưỡng nghiêm trọng.

Vật nuôi sẽ bị sụt cân đáng kể do không thể hấp thụ đủ lượng calo và protein. Thiếu hấp thu magiê và sắt có thể dẫn đến giảm chức năng cơ bắp, thần kinh và thiếu máu. Thiếu kẽm làm trầm trọng thêm tiêu chảy. Nói chung, vi khuẩn đường ruột sản xuất đủ lượng vitamin B12 và K. Nhưng với vật nuôi mắc bệnh IBD thì không phải như vậy. Thiếu vitamin B12 có thể làm tăng mức độ thiếu máu và thiếu vitamin K có thể kéo dài thời gian đông máu, dễ chảy máu và mất máu ở bệnh nhân IBD.

Tăng mức protein trong khẩu phần ăn, bổ sung nhiều chất bổ sung vitamin và khoáng chất có thể giúp những bệnh nhân này. Nên dùng những nguồn protein lạ (thịt nai, vịt, cá hồi, vv) hoặc thủy phân. Có thể dùng phương pháp tiêm để bổ sung vitamin và khoáng chất cho vật nuôi nếu bệnh nặng thêm.

Bệnh nhân IBD cũng có biểu hiện thiếu hụt chất chống oxy hóa. Sản xuất gốc tự do tăng lên cùng với tình trạng viêm và thiếu hụt vitamin A, E, C, và các khoáng chất chống oxy hóa như kẽm, mangan và đồng cũng làm gia tăng tốc độ oxy hóa. Bổ sung chất chống oxy hóa đã cho thấy hiệu quả trong việc giảm tổn thương đường ruột.

Sử dụng pre- và probiotic để điều trị bệnh IBD đã nhận được nhiều sự chú ý. Kết quả vẫn còn mâu thuẫn nhưng mọi người đều nhất trí số lượng pre-biotic có lợi cho đường ruột đã tăng và có thể giúp ích cho bệnh nhân IBD. Số lượng vi khuẩn probiotics có lợi vẫn chưa được xác định đối với bệnh nhân IBD. Các sản phẩm thú y được cho là có chất lượng thấp, vì vậy sản phẩm dành cho con người có thể là lựa chọn bổ sung tốt hơn.

Tăng hàm lượng axit béo omega-3 trong chế độ dinh dưỡng có thể làm giảm phản ứng viêm tàn phá và có hiệu quả ở người. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn chưa được chứng minh đối với vật nuôi mắc bệnh IBD và hiện nay không có liều lượng dầu cá được xác lập cho bệnh nhân. Tuy nhiên, tôi vẫn tiếp tục sử dụng dầu cá để điều trị.

Hiện nay, chủ yếu chỉ có các bằng chứng nhỏ cho thấy hiệu quả của chế độ dinh dưỡng dùng để điều trị bệnh IBD, nên tôi mong đợi ngày càng có nhiều nghiên cứu về chiến lược can thiệp dinh dưỡng lớn hơn được tiến hành.