10 mẹo hay nhất để duy trì sức khỏe cho mèo lớn tuổi

5292
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

10 mẹo hay nhất để duy trì sức khỏe của mèo lớn tuổi

Dù chúng ta có cố gắng làm chậm quá trình hoặc phớt lờ thì cũng không thể phủ nhận là mèo lão hóa nhanh hơn con người rất nhiều. Lúc đó, nhu cầu và thói quen của chúng dần dần thay đổi, vì vậy điều khó khăn cho những người nuôi ở giai đoạn này là cần phải nhận ra sự thay đổi và giúp mèo thích ứng. Bất kỳ người nuôi mèo nào cũng mong muốn mèo được khỏe mạnh và thoải mái, giống như những gì chúng ta làm cho mọi thành viên thân yêu trong gia đình.

Ưu tiên đến bác sĩ thú y

Các chuyên gia về mèo khuyến nghị nên cho mèo lớn tuổi, thậm chí cả những con mèo khỏe mạnh, đến gặp bác sĩ thú y thường xuyên hơn, ít nhất sáu tháng một lần. Sáu tháng đối với một con mèo lớn tuổi là khoảng thời gian tương đương với hai năm của con người. Sẽ có rất nhiều thay đổi trong thời gian đó. Hiểu được một con mèo và chủ nhân của nó sẽ tạo điều kiện cho một mối quan hệ hợp tác bền chặt, cho phép bác sĩ nỗ lực hết sức mình để đáp ứng nhu cầu của từng bệnh nhân. Bác sĩ thú y có thể lên lịch xét nghiệm máu, nước tiểu, kiểm tra huyết áp định kỳ và xét nghiệm tổng quát. Trước khi đến gặp bác sĩ, người nuôi nên chuẩn bị câu hỏi để tham khảo ý kiến bác sĩ thú y, kể cả những lo ngại về thay đổi hành vi của mèo. Chỉ có chủ nuôi mới là người hiểu rõ bản tính và thói quen của mèo nhất. Nếu con mèo của bạn gặp khó khăn khi đi lên hoặc bước xuống, không nhảy nhót như trước đây, hoặc bất kỳ thay đổi nào khác, hãy nói với bác sĩ để nhận được lời khuyên.

Bạn cũng có thể cân nhắc gắn kết với một bác sĩ thú y thân thiện với mèo khi “tiểu hổ” nhà bạn bước vào giai đoạn lão hóa. Ngay cả khi bạn hài lòng với bác sĩ thú y hiện tại, mèo có thể cần đến sự chăm sóc đặc biệt và nhiều hơn thế nữa. Những bác sĩ thú y này cần thực hiện thêm các bước để đảm bảo họ hiểu được nhu cầu không giống ai của mèo nhà bạn nhưng vẫn đảm bảo tiêu chuẩn thân thiện với mèo và có những thay đổi để giảm căng thẳng, tạo ra môi trường khám bệnh yên bình hơn.

Theo dõi trọng lượng của mèo

Bất kỳ thay đổi trọng lượng nào – dù tăng hay giảm bất thường – đều có nghĩa là mèo cần được đưa đi khám bác sĩ. Tăng cân vào những năm tháng trưởng thành có thể gây ra các bệnh mãn tính và làm giảm tuổi thọ. Đồng thời, sút cân vào lúc về già thường là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó không ổn. Các bệnh thông thường gây sút cân, chẳng hạn như cường giáp, bệnh đường ruột và tiểu đường, cũng có thể xảy ra với những con mèo ăn uống bình thường hoặc thậm chí cả những con mèo đột nhiên ngon miệng. Đừng cho rằng vì mèo già ăn uống bình thường mà không bị sút cân. Rất khó để nhận thấy trọng lượng thay đổi dần dần. Do đó, theo dõi trọng lượng của mèo là một trong những lý do quan trọng nhất để thăm khám bác sĩ định kỳ.

Theo dõi đĩa thức ăn của mèo

Con mèo lớn tuổi nhà bạn ăn ít hơn hay chỉ là ăn chậm lại? Chủ nuôi thường không nhận ra mèo ăn bao nhiêu hàng ngày, đặc biệt là ở những ngôi nhà có nhiều mèo. Theo dõi lượng thức ăn để biết ngay nếu mèo ăn ít hơn. Điều này giúp chúng ta can thiệp sớm hơn và dễ điều trị bệnh hơn. Đồng thời, không tự ý chuyển sang thức ăn dành cho mèo lớn tuổi. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu mèo nhà bạn cần thêm protein hay các vitamin cụ thể và thực phẩm có dán nhãn “dành cho mèo lớn tuổi” không phải lúc nào cũng là lựa chọn đúng đắn. Nhu cầu dinh dưỡng của mèo thay đổi theo độ tuổi, đối với cả mèo già khỏe mạnh và những con mắc bệnh mãn tính, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho mèo nhà bạn. Nếu bạn nuôi nhiều con mèo cùng lúc, bạn cần phải có lời khuyên chi tiết cho từng con.

Nhìn nhận được thói quen mới

Một trong những bản năng kỳ diệu của mèo là kỹ năng che giấu nỗi đau hoặc bệnh tật; mặc dù các dấu hiệu có thể rất khó nhận ra nhưng nếu chú ý thì bạn vẫn có thể nhìn thấy được. Mèo của bạn ngủ nhiều hơn bình thường hoặc thích lẫn trốn? Đừng ngần ngại hành động. Khi chủ nuôi nghĩ rằng họ đang phản ứng thái quá bằng cách đưa mèo đến gặp bác sĩ thú y, bác sĩ thú y sẽ trách “Bạn không thể phản ứng thái quá với một con mèo”. Phản ứng kịp thời dù sao thì vẫn tốt hơn là khi nhận ra bệnh đã nghiêm trọng hơn mới đưa mèo đến bác sĩ thú y. Bạn cũng nên cân nhắc về “nhật ký mèo” để ghi lại khả năng ăn uống, nôn mửa và cử động của ruột cũng như những thay đổi khác cần theo dõi. Cung cấp cho bác sĩ thú y nhiều thông tin chi tiết sẽ giúp xác định nhanh chóng các vấn đề sức khỏe của mèo.

Quan sát khi bạn dọn chất thải của mèo

Mặc dù đây là một chủ đề “bốc mùi”, nhưng lại rất quan trọng. Phân của mèo già mềm hơn, cứng hơn hay thay đổi màu sắc? Mèo già thường ít đi ngoài thường xuyên hơn? Táo bón là dấu hiệu mất nước phổ biến chưa được công nhận ở mèo già. Nhưng nếu được can thiệp sớm, bác sĩ thú y có thể dễ dàng giúp mèo của bạn dễ chịu hơn. Nếu bạn nhận thấy lượng nước tiểu trong hộp vệ sinh thay đổi. Lượng nước tiểu nhiều hơn có thể là do mắc một số bệnh phổ biến nhất ở mèo già, chẳng hạn như bệnh tiểu đường, tuyến giáp do hoạt động quá nhiều, bệnh thận và huyết áp cao. Vì vậy, hãy trao đổi với bác sĩ thú y ngay lập tức khi nhận ra có thay đổi phân hoặc nước tiểu, và luôn luôn chắc chắn mèo của bạn có nhiều nước uống.

Phòng tránh những khó khăn khi tiếp cận hộp đi vệ sinh

Những chú mèo chưa bao giờ gặp khó khăn với hộp đi vệ sinh nhưng khi về già thì những tai nạn không mong muốn bắt đầu xuất hiện. Việc cần làm đầu tiên là đánh giá xem mèo có mắc bệnh gì không. Nhiễm trùng tiết niệu, táo bón, viêm khớp và yếu cơ chỉ là một vài lý do có thể xảy ra. Bác sĩ thú y có thể giúp bạn tìm hiểu và chỉ ra các vấn đề môi trường góp phần làm thay đổi hành vi. Hãy chắc chắn mèo có thể dễ dàng bước vào hộp đi vệ sinh, hộp được đặt ở nơi yên tĩnh, dễ tiếp cận, được bảo vệ khỏi vật nuôi khác có thể đe dọa hoặc làm mèo của bạn khiếp sợ. Dọn dẹp chất thải hoặc vệ sinh hộp thường xuyên. Đồng thời, vệ sinh nhẹ nhàng bàn chân mèo sẽ giúp mèo đi vệ sinh thoải mái hơn.

Bố trí hộp đi vệ sinh ở những nơi thích hợp, hạn chế đi qua cầu thang

Sẽ rất tốt nếu những con mèo phải lên xuống cầu thang khi muốn sử dụng hộp vệ sinh, nhưng đối với mèo già và mèo bị ốm thì cầu thang có thể là một ngọn núi đáng sợ. Nhiều người nuôi mèo có thể không phát hiện dấu hiệu mèo bị đau hoặc viêm khớp; do đó, họ không nhận ra cầu thang là một trở ngại lớn và là sự đau khổ của chúng. Hãy cân nhắc bố trí hộp vệ sinh ở những nơi không cần leo trèo vẫn có thể tiếp cận được để tránh những tai nạn không đáng có. Đặt hộp đi vệ sinh, đĩa thức ăn, nước, thậm chí cả giường ngủ ở những khu vực gần mặt đất. Nếu làm được như vậy thì bạn có thể giúp mèo triệt tiêu được chướng ngại vật và mang lại sự hỗ trợ đắc lực cho chúng.

Môi trường thoải mái

Mèo già thường thích nhiệt độ ấm áp hơn và cần có đệm để giữ ấm, vì vậy có lẽ bạn phải điều chỉnh môi trường nhà bạn khi nuôi một con mèo đang ở giai đoạn lão hóa. Đặt chăn mềm hoặc khăn trải giường bằng vải flannel ở những nơi nghỉ ngơi thích hợp, và thêm một chiếc áo len có thể gấp được hoặc áo len cũ để làm đầy chiếc giường của nó. Hãy cân nhắc đặt các ghế bậc thang, bệ dốc hoặc những vật khác có tác dụng nâng lên ở những nơi mèo cần với đến. Nếu con mèo của bạn thích nhìn ra ngoài cửa sổ, hãy đặt một hoặc hai chiếc gối mỏng trên cửa sổ. Mèo già thích cuộn mình dưới khăn trải giường hoặc chăn mền, vì vậy hãy đắp cho chúng chiếc chăn rộng rãi làm bằng lông cừu, đảm bảo có thể bao phủ hoàn toàn cơ thể mèo. Về vấn đề đi ra ngoài, đặc biệt là các chuyến thăm bác sĩ thú y, hãy trang bị lồng xách tay bằng khăn trải mềm mại và quen thuộc với mèo.

Tăng cường sự gắn kết

Hãy luôn nhớ sự gắn kết giữa chủ nuôi và mèo già cũng rất quan trọng và chúng ta cũng có thể dựa vào mèo nhiều như chúng phụ thuộc vào chúng ta. Mèo thường khao khát nhiều sự chú ý hơn trong những năm tháng thiếu niên, vì vậy cần phải cung cấp những kích thích cả về mặt thể chất và tinh thần. Hãy âu yếm, vuốt ve, chơi đùa với mèo và giúp đỡ chải chuốt sẽ khiến mèo trở nên bình tĩnh. Nhẹ nhàng chải hoặc vuốt lông mèo và thường xuyên kiểm tra móng vuốt, cẩn thận cắt tỉa móng để không bị mọc quá dài. Móng của những con mèo già hơn và mắc bệnh viêm khớp đôi khi phát triển quá mức thành các miếng đệm chân. Hầu hết các chủ sở hữu không biết điều này có thể xảy ra. Trò chuyện nhẹ nhàng với con mèo nhà bạn và thể hiện tình cảm hàng ngày sẽ nhắc nhở chúng là một phần quan trọng trong cuộc sống của bạn, bất kể bao nhiêu tuổi.