Bệnh cường giáp ở chó

8240
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh cường giáp ở chó

Cường giáp là căn bệnh có nguyên nhân xuất phát từ việc sản xuất ra quá nhiều thyroxine, một loại hormon tuyến giáp giúp làm tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể. Tuyến giáp thường sản sinh ra hormon để đáp ứng lại sự kích thích do tuyến yên gây ra- tuyến chủ của cơ thể. Hormon tuyến giáp làm tăng quá trình hóa học xảy ra tại các tế bào trong cơ thể, đặc biệt là liên quan đến quá trình trao đổi chất; tuy nhiên, trong trường hợp cường giáp, nồng độ hormon quá nhiều thúc đẩy các tế bào và cơ thể phải làm việc quá mức, dẫn đến tụt cân, buồn bã, tiêu chảy và các triệu chứng khác đồng thời xảy ra cùng với việc tăng quá trình trao đổi chất tăng cao.

Bệnh cường giáp ít xảy ra ở chó, và phần lớn trường hợp nguyên nhân gây ra là do ung thư biểu mô của tuyến giáp. Nó cũng có thể là do việc sử dụng thuốc điều trị chứng suy tuyến giáp, sản sinh không đủ hormone tuyến giáp cần thiết cho cơ thể.

Triệu chứng

  • Liên quan đến nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể do việc tăng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
  • Tụt cân
  • Thèm ăn
  • Lông bù xù, xơ xác
  • Thể trạng kém
  • Nôn ói
  • Tiêu chảy
  • Hay khát nước
  • Đi tiểu nhiều
  • Thở nhanh
  • Khó thở
  • Tim đập thình thịch, nhịp tim nhanh đặc biệt là nhịp tim đập nhanh bất thường giống như đang phi nước đại
  • Tăng động
  • Tuyến giáp to ra, sờ vào giống như có khối u ở cổ

Một số con chó mắc chứng cường giáp thường có biểu hiện thờ ơ, không hứng thú với bất kỳ việc gì. Những con chó bị bệnh này thường xuất hiện các biểu hiện không điển hình như chán ăn, không thèm ăn, buồn bực, hoặc yếu ớt.

Nguyên nhân

  • Các nốt tuyến giáp hoạt động quá mức ( các nốt tuyến giáp sản xuất ra lượng hormon tuyến giáp dư thừa nằm ngoài kiểm soát của tuyến yên)
  • Ung thư tuyến giáp làm tiết ra các hormon tuyến giáp T3 (triodothyronine) hoặc T4 (tetraiodothyronine); các khối u cản trở chức năng bình thường của tuyến giáp dẫn đến tuyến giáp sản sinh ra nhiều thyroxine hơn
  • Tương tác với các loại thuốc dùng trong điều trị suy tuyến giáp có thể dẫn đến lượng thyroxine sản sinh ra quá nhiều

Chẩn đoán

Một chẩn đoán sơ bộ thường được đưa ra dựa trên việc thấy mạch đập thình thịch ở tuyến giáp bởi tuyến giáp to ra do bệnh đã tiến triển. Các xét nghiệm tiêu chuẩn sẽ được tiến hành bao gồm bảng phân tích thành phần hóa học máu, bảng phân tích máu tổng quát, và phân tích nước tiểu. Kết quả các xét nghiệm này thường cho thấy nồng độ hormon T4 cao trong huyết thanh và điều này giúp bác sỹ thú y đưa ra chẩn đoán về tình trạng cường giáp. Trong một số trường hợp, hormon t4 có thể vẫn giữ ở mức bình thường làm cho việc đưa ra chẩn đoán gặp nhiều khó khăn hơn. Trường hợp đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu mắc bệnh. Nếu chú chó của bạn có những triệu chứng của bệnh cường giáp nhưng các xét nghiệm máu không đưa ra kết quả như vậy thì bạn cần mang chúng quay lại gặp bác sỹ thú y để tiến hành các xét nghiệm máu chuyên sâu hơn.

Bác sỹ thú y có thể cần phải tiến hành một loạt các xét nghiệm để có thể đưa ra chẩn đoán đáng tin cậy. Xạ hình tuyến giáp ( một xét nghiệm chẩn đoán sử dụng hình ảnh hai chiều của nguồn bức xạ thu được qua việc sử dụng đồng vị phóng xạ) có thể được sử dụng để đưa ra chẩn đoán về bệnh cường giáp và xác định vị trí mô tuyến giáp bất thường.

Chụp x quang ngực và siêu âm tim có thể hữu ích trong việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ tim và chụp X quang ngực có thể được sử dụng để phát hiện ra tình trạng bệnh di căn đến phổi.

Điều trị

Có thể chỉ cần điều trị ngoại trú nếu như chú chó của bạn được bác sỹ chỉ định cho sử dụng thuốc ức chế việc sản xuất hormon tuyến giáp. Trong trường hợp tuyến giáp hoạt động quá mức do sử dụng thuốc điều trị bệnh suy giảm tuyến giáp trạng, tình trạng thường xảy ra ở chó, thì liều lượng thuốc có thể được điều chỉnh và các triệu chứng nói chung sẽ thuyên giảm.

Nếu tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp hoặc điều trị sử dụng dạng đồng vị phóng xạ i-ốt thì chú chó của bạn sẽ cần được điều trị và theo dõi nội trú. Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được thực hiện tốt nhất khi chỉ một tuyến giáp bị ảnh hưởng bởi cắt bỏ cả hai có thể sẽ dẫn đến chứng suy tuyến giáp. Một biến chứng khác có thể xảy ra sau tiến hành phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp là tuyến giáp còn lại sẽ bị hoạt động quá mức.

Nếu chứng cường giáp là do có khối u xuất hiện ở tuyến giáp thì phương án phẫu thuật sẽ được quyết định dựa trên bản chất xâm lấn của khối u tới các mô. Mức độ tiệm cận của khối u với thực quản và động mạch chính có thể làm cho việc phẫu thuật trở nên khó khăn, hoặc thậm chí là không thể tiến hành phẫu thuật, nhưng trong vài trường hợp có thể phẫu thuật cắt bỏ một phần khối u trước và sau đó chú chó của bạn tiếp tục được điều trị tiếp bằng liệu pháp phóng xạ. Tiên lượng sẽ phụ thuộc vào tình trạng di căn của khối u tới các mô xung quanh.

Việc sử dụng chất phóng xạ i-ốt bị hạn chế ở cơ sở y tế nhất định bởi bản chất việc điều trị này là sử dụng chất phóng xạ. Tùy thuộc vào nơi bạn sống và những hướng dẫn bạn nhận được ở đó mà chú chó của bạn có thể sẽ phải nhập viện và ở đó từ vài ngày đến vài tuần sau khi được điều trị bằng phóng xạ nhằm mục đích để các chất phóng xạ loại bỏ hầu hết các mô bị ảnh hưởng trước khi nó được đưa về nhà để chăm sóc. Các biện pháp phòng ngừa vẫn cần được thực hiện sau khi đưa chú chó về nhà nhằm làm giảm nguy hiểm do phản ứng độc tố giữa cơ thể với điều trị phóng xạ. Bác sỹ thú y sẽ tư vấn cho bạn các biện pháp phòng ngừa.

Một khi các triệu chứng chính có nguyên nhân từ việc lượng hormon tuyến giáp tăng quá mức được giải quyết, thì việc điều chỉnh chế độ ăn sẽ không cần phải áp dụng một cách nghiêm ngặt nữa. Mặc dù vậy, việc điều chỉnh chế độ ăn có thể vẫn cần thiết cho việc điều trị hoặc kiểm soát các biến chứng có thể xảy ra kết hợp với chứng cường giáp, ví dụ như tổn hại đến thận.

Chăm sóc

Sau khi công tác điều trị được tiến hành, bác sỹ thú y sẽ cần phải tái kiểm tra chú chó của bạn cứ mỗi 2 đến 3 tuần một lần trong vòng ba tháng đầu, cùng với phân tích công thức máu tổng quát nhằm kiểm tra nồng độ hormon T4 trong huyết thanh. Liều lượng thuốc sẽ được điều chỉnh để duy trì nồng độ T4 ở mức từ thấp đến bình thường.

Nếu chú chó phải phẫu thuật, đặc biệt là phải cắt bỏ tuyến giáp, bác sỹ thú y sẽ quan sát tỉ mỉ sự hồi phục về thể chất của nó. Nếu tình trạng canxi máu thấp vẫn tiếp tục tăng và/ hoặc chứng tê liệt dây thanh quản xuất hiện trong giai đoạn đầu hậu phẫu thì đây là những biến chứng cần phải được theo dõi và điều trị. Bác sỹ thú y có thể cũng cần phải đo mức độ hormon tuyến giáp ở tuần đầu tiên sau phẫu thuật và mỗi 3 đến 6 tháng sau đó nhằm kiểm tra tình trạng tái phát của bệnh.

Trong trường hợp tìm thấy khối u ở tuyến giáp, thì tiên lượng về kết quả và khả năng hồi phục sẽ phụ thuộc vào việc liệu khối u là lành tính hay ác tính. Các khối u ác tính thường sẽ di căn rất nhanh ra các mô và cơ quan xung quanh, làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và mang đến tiên lượng kém. Các khối u lành tính thường được kiểm soát và có triển vọng tốt hơn cho việc hồi phục sức khỏe sau này.