Hành vi phá hoại ở mèo

6996
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Mèo cào cấu đồ vật là chuyện hết sức bình thường vì chúng cần mài móng vuốt và tập thể dục cho đôi chân. Bên cạnh đó, mèo dành nhiều thời gian để liếm lông cũng không phải là chuyện lạ vì chúng cần vệ sinh cho chính mình. Khi mèo cào hoặc liếm những đồ vật không nên và làm lơ với sự không cho phép của chủ thì đó là biểu hiện của hành vi phá hoại. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi phá hoại đều giống nhau. Khi con mèo chỉ cào mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác thì thường được xem là hành vi phá hoại cơ bản. Ngược lại, những con mèo dành quá nhiều thời gian để liếm hoặc cào thì có khả năng đó là hành vi phá hoại thứ cấp. Cả hai loại hành vi phá hoại này đều có thể gây rắc rối cho các cơ quan khác, chẳng hạn như dạ dày và ruột, nếu không được điều trị.

Triệu chứng và phân loại

Hành vi phá hoại cơ bản

  • Cào đồ đạc
  • Cào thảm
  • Nhai hoặc ăn cây trong nhà
  • Chủ có hoặc không có mặt khi các triệu chứng mới bắt đầu

Hành vi phá hoại thứ cấp

  • Phá hoại mọi đồ vật để có được sự chú ý của người chủ
  • Người chủ luôn thấy mọi đồ vật trong trạng thái hư hỏng
  • Hành vi phá hoại liên quan đến ám ảnh
  • Tốn quá nhiều thời gian để liếm cơ thể – chải chuốt quá nhiều
  • Thường xuyên ăn các loại phi thực phẩm (pica)
  • Chủ có hoặc không có mặt khi xảy ra hành vi

Nguyên nhân

Hành vi phá hoại cơ bản

  • Thiếu sự theo dõi
  • Không đủ đồ vật cào móng cho mèo hoặc không đúng loại
  • Tập thể dục không đủ
  • Hoạt động hàng ngày không đủ

Hành vi phá hoại thứ cấp

  • Không tìm thấy nguyên nhân

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ xem xét lịch sử bệnh và hành vi hoàn chỉnh để có thể thiết lập các mô hình và để xác định hoặc xác nhận các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hành vi cần loại bỏ. Những điều mà bác sĩ thú y cần biết gồm có sự phá hoại lúc ban đầu, thời gian diễn ra trong bao lâu, những sự kiện gây ra hành vi phá hoại và liệu con mèo của bạn có ở một mình khi làm hư hỏng đồ dùng không. Ngoài ra, chủ nuôi nên trao đổi với bác sĩ thú y để nắm rõ tình hình hành vi đang trở nên tồi tệ hơn, tốt hơn hay không có gì thay đổi kể từ lần đầu tiên điều trị.

Trong quá trình kiểm tra sức khỏe, bác sĩ thú y sẽ tìm kiếm các dấu hiệu cho thấy con mèo của bạn đang mắc bệnh dẫn đến hành vi bất thường. Xét nghiệm công thức máu đầy đủ, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu sẽ được yêu cầu. Nhờ vào đó, bác sĩ thú y sẽ biết liệu các cơ quan nội tạng của con mèo có vấn đề hay không. Bác sĩ cũng có thể đo mức hormone tuyến giáp trong máu nhằm xác định mức tuyến giáp của mèo thấp hay cao. Đôi khi, sự mất cân bằng hormone tuyến giáp cũng là nguyên nhân gây ra hành vi phá hoại.

Tình trạng mèo ăn các đồ vật không phải là thức ăn được gọi là pica. Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu xét nghiệm máu và phân để kiểm tra cụ thể các rối loạn hoặc thiếu hụt dinh dưỡng. Kết quả của các xét nghiệm này sẽ cho biết liệu con mèo của bạn có thể tiêu hóa thức ăn đúng cách hay không và có hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn hay không. Nếu con mèo của bạn bắt đầu có những hành vi này khi chúng già đi thì bác sĩ thú y có thể yêu cầu chụp quét cắt lớp điện toán (CT) hoặc chụp hình cộng hưởng từ trường (MRI) trong não mèo. Các xét nghiệm này sẽ cho phép kiểm tra trực quan não và khả năng hoạt động của não, giúp xác định xem có não có mắc bệnh hoặc có khối u gây ra các vấn đề về hành vi hay không. Nếu không có bệnh nào được tìm thấy, con mèo của bạn sẽ được chẩn đoán có vấn đề về hành vi.

Điều trị

Nếu bác sĩ xác nhận mèo mắc bệnh thì việc điều trị bệnh được ưu tiên. Thông thường, khi bệnh được trị khỏi thì các vấn đề hành vi cũng được giải quyết. Nếu con mèo của bạn không có bệnh, bác sĩ thú y sẽ triển khai kế hoạch điều trị hành vi cho con mèo của bạn. Trong hầu hết các trường hợp, kết hợp huấn luyện và thuốc là điều cần thiết. Nếu chỉ sử dụng thuốc thì khó có thể giải quyết triệt để vấn đề.

Đối với các hành vi phá hoại cơ bản, bác sĩ thú y sẽ giúp bạn đưa ra kế hoạch chỉ đạo mèo phá hoại các đồ vật được phép. Điều này sẽ giúp bạn huấn luyện con mèo cào vào những thứ mà bạn chấp nhận và ngăn nó làm hư hỏng những đồ vật không được phép. Trong quá trình huấn luyện những gì mèo có thể và không thể làm trầy xước, bạn có thể sử dụng bọc nhựa để ngăn mèo làm hỏng đồ dùng nội thất.

Các hành vi phá hoại thứ cấp được điều trị bằng cách kết hợp thuốc và huấn luyện. Bác sĩ thú y có thể chọn kê toa thuốc chống lo âu để giúp mèo phản ứng nhanh hơn với việc huấn luyện. Bạn và bác sĩ thú y cũng sẽ phát triển kế hoạch huấn luyện để giúp mèo học cách cư xử theo hướng phù hợp hơn. Một khi con mèo đã học được cách không làm hỏng đồ vật, bạn có thể dừng thuốc. Tuy nhiên, một số con mèo cần được chữa trị chứng lo lắng nhằm giúp chúng vượt qua hành vi phá hoại của chính bản thân.

Chăm sóc

Trong lần đầu tiên bắt đầu thực hiện chương trình huấn luyện kết hợp với thuốc, bạn nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ thú y để đảm bảo mọi việc đang diễn ra tốt đẹp. Lưu ý, hãy cho thú nuôi sử dụng đúng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Nếu con mèo của bạn đã được kê đơn thuốc, bác sĩ thú y có thể sẽ yêu cầu theo dõi công thức máu hoàn chỉnh và hồ sơ sinh hóa để đảm bảo thuốc không gây ảnh hưởng xấu đến bất kỳ cơ quan nội tạng nào của mèo. Tuyệt đối không cho mèo dùng bất kỳ loại thuốc nào khác khi đang theo khám bác sĩ thú y trừ khi bạn đã hỏi ý kiến bác sĩ trước đó.

Điều quan trọng nhất là bạn phải kiên nhẫn với con mèo của mình trong khi nó đang học cách không làm hư hỏng đồ vật. Quá trình này có thể diễn ra chậm hơn bạn nghĩ, kéo dài vài tháng hoặc hơn. Một số con mèo có quá nhiều nỗi lo và tỏ ra miễn cưỡng khi học các hành vi mới thì cần dùng thuốc và huấn luyện dài hạn.

Phòng ngừa

Chủ nuôi nên bắt đầu huấn luyện cho mèo ngay từ khi còn nhỏ bằng cách dạy chúng về những đồ vật được và không được phép cào. Trong giai đoạn huấn luyện mèo, bạn có thể sử dụng bọc nhựa để bảo vệ đồ nội thất và thảm. Đồng thời, phải theo dõi cẩn thận quá trình thay đổi hành vi của nó. Sớm điều trị các bệnh lý hoặc hành vi sẽ dễ dàng hơn và giảm khả năng hình thành thói quen.