Hành vi của mèo thay đổi như thế nào theo tuổi

4530
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Những thay đổi hành vi dự kiến ở một con mèo lớn tuổi

Rất ít người muốn thừa nhận “con mèo con” yêu quý của họ đang dần bước vào tuổi xế chiều. Mặc dù mèo có thể sống qua 30 tuổi, chẳng hạn như Crème Puff đã chết ở tuổi 38 nhưng ước tính tuổi thọ của mèo là khoảng 16 năm. Dưới đây là một số thay đổi nên có khi con mèo nhà bạn bước vào những năm vàng son của mình.

1. Kêu nhiều hơn

Quá nhiều tiếng kêu không có nghĩa là mèo đang muốn giao tiếp nhiều hơn, mà có thể là do bị mất phương hướng vì suy giảm nhận thức ở mèo (FCD). Cũng có thể là mèo bị điếc hoặc đau do viêm khớp. Kiểm tra kỹ lưỡng để loại trừ bất kỳ bệnh nào. Nếu không phải nguyên nhân xuất phát từ mặt thể chất, bác sĩ thú y có thể cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng kích thích tố nếu kêu nhiều do lo lắng, thuốc sẽ được kê toa theo theo độ tuổi.

2. Bồn chồn hoặc thức giấc giữa ban đêm

Mèo già có thể bị mất thính lực hoặc thị lực, gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của mèo con. Hoặc có thể chúng thức giấc vì muốn đi vệ sinh thường xuyên hơn nhưng không tìm thấy hộp đi vệ sinh do suy giảm nhận thức ở mèo (FCD). Lo lắng cũng có thể là thủ phạm, gây ra bởi việc bị tách ra khỏi bạn khi bạn đang ngủ hoặc lo lắng về việc tìm đường quanh nhà. Trong những trường hợp này, hãy sử dụng thuốc để điều trị chứng bệnh cho mèo.

3. Mất phương hướng và lẫn lộn

Suy giảm tinh thần ở một con mèo già có thể giống với bệnh Alzheimer của con người, tức là bệnh gây nhầm lẫn và hay quên. Dự đoán trước thời gian biểu và môi trường của mèo để giúp chúng giảm căng thẳng. Đặt vị trí hộp vệ sinh và thức ăn của mèo ở cùng một nơi như mọi khi. Tránh mọi thay đổi trong chế độ dinh dưỡng hoặc thói quen đi vệ sinh của chúng. Nếu mèo đang cảm thấy đau khổ cùng cực, hãy đặt nó trong phòng với hộp vệ sinh và thức ăn ở hai đầu đối diện. Có cả hai trong cùng một không gian nhỏ có thể làm tăng cảm giác an toàn cho mèo.

4. Sử dụng Nhà làm hộp vệ sinh

Mèo thường xuyên đi bậy quanh nhà chưa hẳn đã vì chúng không vâng lời. Hãy xem xét các nguyên nhân dẫn đến điều này, chẳng hạn như giảm khả năng di chuyển, nhu cầu đi vệ sinh cao hơn, khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang kém và các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến các hệ cơ quan, nhiễm trùng đường tiểu, bệnh thận hoặc thậm chí là u não. Đưa mèo đến bác sĩ thú y để loại trừ bệnh, nếu đó không phải là nguyên nhân thì hãy tăng số lượng hộp đi vệ sinh quanh nhà. Bạn có thể phải sử dụng loại hộp vệ sinh có cạnh thấp hơn để mèo dễ dàng ra vào.

5. Trở nên xa cách hoặc bám riết không buông

Dấu hiệu này khá dễ phát hiện, vì một con mèo thân thiện trước đây trở nên ít quan tâm đến bạn và không cần bạn vuốt ve là một sự tương phản hoàn toàn với hành vi “bình thường” của nó. Ngược lại, một con mèo hoang dã trước đây có thể trở nên quá bám sát và phụ thuộc bạn – chẳng hạn như theo dõi bạn quanh nhà hoặc meo meo bừa bãi, liên tục – và có thể cảm thấy cần phải đụng chạm cơ thể nhiều hơn. Hãy để ý đến sự thay đổi này khi mèo của bạn cư xử hoàn toàn trái ngược.

6. Thờ ơ và giảm vận động

Sự thờ ơ kết hợp với việc ít vận động hằng ngày cũng có thể là do bệnh tật, vì vậy hãy kiểm tra mắt mèo để xem liệu có mí mắt thứ ba xuất hiện hay không. Nếu không có mí mắt thứ ba và không có khác biệt đáng kể như không chải chuốt lông hoặc ít phản ứng với hoạt động trong môi trường của mình thì rất có thể chỉ do nhịp độ sống chậm lại theo tuổi tác. Bất cứ lúc nào mèo của bạn từ chối ăn, hãy đưa nó đến bác sĩ thú y ngay lập tức. Chán ăn có thể là triệu chứng của bệnh gan nhiễm mỡ, là bệnh phát triển rất nhanh và có thể gây tử vong.

7. Cáu kỉnh và nhạy cảm

Khi mèo của bạn phản ứng với sự quấy rầy bằng cách xù lông lên và cáu kỉnh thì đó có thể là do quá trình lão hóa ảnh hưởng lên mặt thể chất của chúng, gây cứng cơ, đau nhức (có thể do viêm khớp), yếu cơ, khứu giác hoặc thính giác kém. Đôi khi, mèo sẽ cảm thấy bị nhầm lẫn, buồn bã do các hoạt động bị hạn chế và làm suy giảm khả năng tham gia vào cuộc sống gia đình. Hãy tìm cách rút ngắn khoảng cách với mèo, có thể chỉ đơn giản là ôm nó trong lòng khi nó đang xem những trò hề của Junior và để nó một mình khi nó cảm thấy thoải mái.

8. Nổi giận vô cớ

Khi về già, thính lực, thị lực và khứu giác của mèo sẽ trở nên kém hơn lúc còn trẻ. Do đó, chúng rất dễ giật mình nếu ai bước vào không gian riêng của chúng. Tuy nhiên, bạn có thể giúp mèo cải thiện chứng này bằng cách nói nhẹ nhàng, tăng dần độ ồn của giọng nói, tiếp cận mèo trong khi nó nghỉ ngơi hoặc thử pheromone (dưới sự giám sát của chuyên gia) để giúp nó thư giãn. Trường hợp xấu hơn có thể yêu cầu một số loại thuốc từ bác sĩ thú y, nhưng hãy cố gắng điều chỉnh hành vi của mèo trước khi dùng đến thuốc.

9. Thời gian biểu bị đảo lộn

Con mèo của bạn từng hoạt động suốt cả ngày và ngủ suốt đêm, nhưng bây giờ nó ngủ khi mặt trời mọc và rình rập xung quanh vào ban đêm. Bên cạnh việc thiếu người ngủ cùng thì bạn có thể bị đánh thức do tiếng ồn và những trò đùa của chúng. Hãy đối xử với mèo như với một đứa trẻ – trêu chọc nó trước khi đi ngủ bằng một số trò chơi năng động và giúp mèo ổn định bằng cách chải chuốt nó vào ban đêm.

10. Đi qua đi lại liên tục

Một con mèo lớn tuổi liên tục đi lại loạng choạng trong suốt thời gian thức dậy là một trong những dấu hiệu điển hình cho thấy suy giảm nhận thức của mèo (FCD), một tình trạng giống như chứng mất trí ở người. Mặc dù có thể đáng sợ khi nhìn thấy con mèo của bạn liên tục đi qua đi lại nhưng cũng có thể là cơ hội gắn kết cho chủ và vật nuôi. Hãy thử đi cùng và trò chuyện với nó, ngay cả khi điều đó chỉ xuất phát từ phía bạn; làm nó ngạc nhiên với những món ăn trên đường đi; hoặc kéo dây giày trước mặt nó nếu nó có vẻ thích đùa. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để biết các lựa chọn phù hợp với mèo của bạn.