Chó bị sụt cân và bệnh mãn tính

5289
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Hội chứng suy mòn ở chó

Khi nào tình trạng chó bị sụt cân liên quan đến bạn? Tiêu chuẩn là khi sự sụt cân vượt quá mười phần trăm trọng lượng cơ thể bình thường (và khi nó không phải do mất nước). Có nhiều thứ có thể gây giảm cân, kể cả bệnh mãn tính. Điều quan trọng là phải hiểu điều này bởi vì toàn bộ cơ thể của chó có thể sẽ bị ảnh hưởng bởi tình trạng sụt cân và cuối cùng nó phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Nguyên nhân

  • Lượng calo dung nạp không đủ
  • Chất lượng thực phẩm kém
  • Hương vị (vị ngon) của thức ăn
  • Thức ăn bị hỏng do tích trữ trong thời gian dài
  • Giảm sự thèm ăn (biếng ăn)
  • Bệnh viêm đường ruột
  • Rối loạn đường ruột mất protein mạn tính
  • Giun đường ruột (ký sinh trùng)
  • Nhiễm trùng đường ruột mạn tính
  • Các khối u ở ruột
  • Tắc nghẽn trong dạ dày/ruột (tắc đường tiêu hóa)
  • Phẫu thuật loại bỏ (cắt bỏ) các đoạn ruột
  • Bệnh tuyến tụy
  • Bệnh về gan hoặc túi mật
  • Suy tạng (tim, gan, thận)
  • Bệnh Addison
  • Tiểu đường
  • Bệnh cường giáp trạng
  • Mất máu mãn tính (xuất huyết)
  • Tổn thương da có tiết dịch và mất protein
  • Rối loạn hệ thần kinh trung ương gây trở ngại cho việc ăn hoặc thèm ăn
  • Tê liệt thực quản
  • Rối loạn thần kinh gây khó khăn cho việc nhặt hoặc nuốt thức ăn
  • Hoạt động thể chất nhiều
  • Tiếp xúc lâu với thời tiết lạnh
  • Mang thai hoặc đang cho con bú
  • Sốt hoặc viêm
  • Ung thư
  • Nhiễm khuẩn
  • Nhiễm virus
  • Nhiễm nấm

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y của bạn sẽ bắt đầu với một loạt các xét nghiệm chẩn đoán để tìm nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng sụt cân. Sau khi đánh giá sức khỏe ban đầu, sau đây là một số xét nghiệm có thể được đưa ra cho thú cưng của bạn:

  • Nghiên cứu phân để tìm ký sinh trùng đường ruột mãn tính
  • Công thức máu (CBC) để tìm nhiễm trùng, viêm, bệnh bạch cầu, thiếu máu, và các rối loạn máu khác
  • Một hồ sơ sinh hóa để đánh giá chức năng thận, gan và tuyến tụy, và tình trạng của các protein trong máu, lượng đường trong máu và chất điện giải
  • Phân tích nước tiểu để xác định chức năng của thận, để tìm nhiễm trùng/mất protein từ thận, và để xác định tình trạng hydrat hóa
  • Chụp X-quang ngực và bụng để quan sát tim, phổi và các cơ quan vùng bụng
  • Các xét nghiệm để đánh giá tình trạng của tuyến tụy
  • Siêu âm bụng
  • Xét nghiệm axit mật để đánh giá chức năng gan
  • Xét nghiệm hormone để tìm các rối loạn nội tiết
  • Sử dụng kính ngắm để quan sát ruột (nội soi) và sinh thiết
  • Phẫu thuật thăm dò (mở bụng)

Điều trị

Đôi khi bác sĩ thú y có thể sẽ đề nghị điều trị các triệu chứng của thú cưng, đặc biệt là nếu chúng nghiêm trọng. Tuy nhiên đây sẽ không thay thế việc phải điều trị các nguyên nhân tiềm ẩn của tình trạng sụt cân.

Khi phương pháp điều trị thích hợp đã được chỉ định, hãy đảm bảo cung cấp một chế độ ăn uống chất lượng cao cho thú cưng. Có thể sẽ cần phải ép ăn, với các chất dinh dưỡng được tiêm tĩnh mạch khi cần thiết. Cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất vào chế độ ăn uống. Các chất kích thích cảm giác thèm ăn thỉnh thoảng cũng được sử dụng để giúp vật nuôi bắt đầu ăn trở lại.

Sinh hoạt và kiểm soát

Việc theo dõi y tế phù hợp là rất quan trọng, đặc biệt nếu động vật không có dấu hiệu tiến triển nhanh chóng. Việc giám sát trong suốt giai đoạn này cũng rất quan trọng. Nguyên nhân cơ bản của việc sụt cân sẽ quyết định thời gian chăm sóc tại nhà thích hợp. Điều này bao gồm việc kiểm tra cân nặng thường xuyên cho động vật. Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ thú y khi tiến hành điều trị. Và nếu thú cưng của bạn không có phản ứng gì với phương pháp điều trị, hãy liên lạc với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức.