Viêm tuyến tụy ở mèo

7208
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm tụy ở mèo

Tuyến tụy là một phần của hệ nội tiết và tiêu hóa, không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa thức ăn, tạo ra các enzyme tiêu hóa thức ăn và sản xuất insulin. Khi tuyến tụy bị viêm, dòng chảy của các enzyme vào đường tiêu hóa có thể bị gián đoạn, đẩy các enzyme ra khỏi tuyến tụy và vào vùng bụng. Nếu điều này xảy ra, các enzyme tiêu hóa sẽ bắt đầu phá vỡ chất béo và protein trong các cơ quan khác, cũng như trong tuyến tụy. Trên thực tế, cơ thể bắt đầu tự tiêu hóa. Do gần với tuyến tụy, thận và gan cũng có thể bị ảnh hưởng khi tình trạng này diễn ra, và bụng sẽ bị viêm và có thể bị nhiễm trùng. Nếu xảy ra xuất huyết ở tuyến tụy, sốc và thậm chí tử vong có thể xảy ra sau đó. Viêm tuyến tụy (hoặc viêm tụy) thường phát triển nhanh chóng ở mèo, nhưng thường được điều trị mà không gây tổn thương vĩnh viễn cho cơ quan. Tuy nhiên, nếu viêm tụy kéo dài mà không được điều trị, tình trạng sẽ trở nên nghiêm trọng, và thậm chí tổn thương não có thể xảy ra.

Viêm tụy có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của bệnh này đến chó, vui lòng truy cập trang này.

Triệu chứng

Có nhiều triệu chứng có thể được thấy ở mèo, bao gồm:

  • Sốt
  • Mất cảm giác thèm ăn (chán ăn)
  • Sụt cân (phổ biến hơn ở mèo)
  • Mất nước
  • Mệt mỏi và chậm chạp
  • Trầm cảm
  • Nhịp tim nhanh
  • Khó thở

Nguyên nhân

Có một số nguyên nhân có thể gây viêm tụy. Một số nguyên nhân gồm:

  • Bệnh viêm ruột hoặc bệnh gan xảy ra đồng thời. Sự kết hợp của bệnh viêm gan, tuyến tụy và ruột là rất phổ biến ở mèo với tên gọi là — “triaditis (viêm ở cả ba cơ quan).” Thường thì hầu hết mèo được chẩn đoán bị một trong những tình trạng này sẽ có khả năng bị hai tình trạng còn lại.
  • Đái tháo đường
  • Một số loại nhiễm trùng nhất định (ví dụ: nhiễm toxoplasmosis hoặc bệnh carre ở mèo)
  • Chấn thương vùng bụng
  • Tiếp xúc với thuốc trừ sâu chứa organophosphate

Một nguyên nhân có thể khác, hiếm xảy ra do yếu tố địa lý, đó là bọ cạp đốt. Nọc độc từ bọ cạp có thể làm cho tuyến tụy phản ứng, dẫn đến tình trạng viêm. Không giống như chó, viêm tụy không liên quan đến yếu tố dinh dưỡng ở mèo. Trong nhiều trường hợp, không thể xác định được nguyên nhân cơ bản của viêm tụy.

Mặc dù viêm tụy có thể xảy ra ở bất kỳ giống động vật nào, nó đã được phát hiện thường xuyên hơn với mèo, đặc biệt là mèo Xiêm. Viêm tuyến tụy cũng phổ biến con cái hơn ở con đực và phổ biến ở mèo già hơn.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ kiểm tra sự xuất hiện của sỏi mật và tình trạng trào ngược. Công thức máu sẽ được thực hiện để xem có sự mất cân bằng dinh dưỡng nào không, và chụp X- quang hình ảnh sẽ được thực hiện để tìm bằng chứng của tổn thương kín ở tuyến tụy. Các men tụy và gan sẽ được đo để phân tích sự gia tăng của chúng trong máu. Đo Insulin để kiểm tra mức độ bình thường, vì viêm có thể làm cho các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy bị hư hỏng, có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Trong một số trường hợp, siêu âm sẽ được thực hiện để tìm các khối u mô, u nang, hoặc áp xe đang phát triển trong cơ thể. Sinh thiết kim cũng có thể được áp dụng cùng với siêu âm. Kết quả của các xét nghiệm cụ thể cho viêm tụy (fPLI hoặc SPEC-FPL) có thể chẩn đoán nhiều trường hợp viêm tụy ở mèo, nhưng đôi khi cần phải thực hiện phẫu thuật thăm dò.

Điều trị

Viêm tuyến tụy thường được điều trị tại phòng khám của bác sĩ thú y. Điều trị viêm tụy cần có triệu chứng và hỗ trợ và bao gồm liệu pháp truyền dịch, giảm đau, thuốc để kiểm soát tình trạng buồn nôn và nôn mửa, thuốc kháng sinh và đôi khi cần truyền máu. Do sự liên quan chặt chẽ giữa viêm ruột và viêm tụy, bác sĩ thú y cũng có thể sẽ kê thuốc corticosteroids trong thời gian ngắn cho đến khi có thể đưa ra chẩn đoán cuối cùng. Nếu tình trạng viêm do một loại thuốc mà thú cưng của bạn đang dùng, phải ngưng thuốc ngay lập tức. Điều quan trọng là cần hạn chế mức hoạt động của mèo sau bất kỳ quá trình  điều trị nào để mèo có thể hồi phục. Bác sĩ thú y có thể sẽ cần phải kê liệu pháp truyền dịch trong thời gian này để ngăn ngừa tình trạng mất nước. Nếu nôn mửa dai dẳng, thuốc sẽ được kê để giúp kiểm soát tình trạng, và nếu thú cưng của bạn bị đau dữ dội, bạn có thể dùng thuốc giảm đau. (Thuốc giảm đau chỉ nên được sự dụng dưới sự giám sát của bác sĩ thú y.) Cũng cần phải sử dụng thuốc kháng sinh để phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật sẽ được thực hiện để loại bỏ bất kỳ tắc nghẽn nào gây ra tình trạng viêm, loại bỏ các tích tụ chất dịch, hoặc loại bỏ các mô bị tổn hại nghiêm trọng. Bác sĩ thú y cũng sẽ thực hiện khiểm tra thường xuyên để đảm bảo rằng bệnh đang có tiến triển tốt.

Sinh hoạt và kiểm soát

Hydrat hóa là một trong những mối quan tâm lớn nhất và cần được theo dõi trong vòng 24 giờ sau khi điều trị, và cho đến khi mèo đã phục hồi hoàn toàn. Bởi vì viêm tụy ở mèo không liên quan đến hàm lượng chất béo trong thức ăn của chúng, nên mèo không cần phải ăn thức ăn ít chất béo để điều trị hoặc ngăn ngừa tái phát bệnh. Những con mèo không ăn có nguy cơ cao mắc một bệnh gọi là chứng nhiễm lipid gan. Vì vậy, trái với những gì thường được thực hiện ở chó, hầu hết các con mèo bị bệnh đều không phải ngừng ăn thức ăn và có thể sử dụng ống thông thức ăn trong quá trình bị bệnh nếu mèo từ chối ăn. Bạn được tự do cho mèo ăn bất kỳ loại thực phẩm nào tốt cho sức khỏe, đặc biệt là các loại thực phẩm đóng hộp (ướt) và thậm chí cả các loại thực phẩm giàu chất béo. Dưới đây là một số điều cần có trong thực phẩm:

  • Dễ tiêu hóa
  • Lượng protein vừa phải đến từ các nguồn thưc phẩm mới hoặc được thay đổi để không gây dị ứng
  • Lượng chất béo vừa phải
  • Đóng hộp, trừ khi mèo chỉ ăn đồ khô

Phòng ngừa

Mặc dù các biện pháp phòng ngừa này sẽ không đảm bảo rằng mèo của bạn không phát triển tình trạng viêm này nhưng chúng có thể giúp tránh mắc bệnh. Các biện pháp này bao gồm:

  • Giảm trọng lượng của mèo (nếu thừa cân) và quản lý cân nặng đúng cách
  • Giữ cho mèo của bạn gần với trọng lượng lý tưởng nhất có thể
  • Tránh các loại thuốc có thể làm tăng viêm