Viêm gan (mãn tính) ở chó

5672
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm gan mãn tính, hoạt động ở chó

Viêm gan, một thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng viêm kéo dài, liên tục ở gan, được gây ra bởi sự tích tụ các tế bào viêm trong gan và tiến triển thành sẹo hoặc hình thành mô xơ quá mức trong gan (xơ hóa). Những thay đổi sinh học này có thể dẫn đến suy giảm chức năng gan.
Một nguyên nhân khác gây ra bệnh viêm gan, bệnh trữ đồng trong gan do di truyền, xảy ra ở giống chó Bedlington terriers và các giống khác. Phạm vi khởi phát trung bình từ hai đến mười năm, với độ tuổi trung bình phát bệnh là khoảng sáu tuổi. Ở giống chó cocker Spaniels, bệnh thường gặp hơn ở con đực, nhưng ở các giống khác, bệnh trữ đồng trong gan có vẻ xuất hiện ở con cái nhiều hơn con đực.

Triệu chứng

  • Chậm chạp
  • Chán ăn
  • Sút cân
  • Nôn mửa
  • Chứng cuồng uống và đa niệu
  • Nướu đổi màu vàng và mô màng chảy mủ
  • Tích tụ dịch ở vùng bụng
  • Thể trạng kém
  • Các dấu hiệu hệ thần kinh – như là buồn chán hoặc co giật, gây ra bởi ammonia tích tụ do gan không còn khả năng thải ammonia ra khỏi cơ thể

Nguyên nhân

  • Bệnh lây nhiễm
  • Bệnh trung gian miễn dịch
  • Độc tố
  • Bệnh trữ đồng
  • Do môi trường
  • Thuốc

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một tiểu sử chi tiết về sức khỏe của chú chó dẫn đến sự khởi phát các triệu chứng. Bất kỳ thông tin nào về nền tảng di truyền và giống nòi của chú chó cũng sẽ hữu ích.
Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một kiểm tra thể chất chi tiết trên chú chó, bao gồm một hồ sơ máu hóa học, xét nghiệm máu toàn bộ, một bảng điện giải và phân tích nước tiểu. Các xét nghiệm máu sẽ cho phép bác sĩ thú y phát hiện ra chức năng thận bị suy giảm.
Vẻ ngoài của gan sẽ thay đổi theo một số tình trạng bệnh. Bác sĩ thú y sẽ sử dụng hình ảnh X quang và siêu âm để kiểm tra trực quan gan và có thể tận dụng cơ hội lấy mẫu mô cần cho sinh thiết.

Điều trị

Nếu chú chó bị ốm nặng, nó cần phải nhập viện và được điều trị bằng liệu pháp truyền dịch bổ sung vitamin B, kali và đường dextrose. Cần phải hạn chế hoạt động của chú chó trong giai đoạn điều trị và phục hồi. Hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về việc liệu nghỉ ngơi trong lồng có phải là lựa chọn tốt nhất. Chú chó cũng cần được giữ ấm.
Thuốc thúc đẩy bài tiết các chất dịch ra khỏi cơ thể sẽ giúp giảm tích tụ dịch ở bụng, và bác sĩ cũng có thể kê đơn các loại thuốc để điều trị nhiễm trùng, giảm sưng não, kiểm soát co giật, và giảm sản xuất và hấp thụ ammonia (từ ruột đến những phần còn lại của cơ thể). Enemas có thể được sử dụng để làm sạch ruột kết. Kẽm cũng có thể được bổ sung nếu cần thiết.
Chú chó của bạn nên được chuyển sang chế độ ăn hạn chế natri, bổ sung thiamine và vitamin. Thay vì hai hoặc ba bữa ăn chính mỗi ngày, bạn cần cho chó ăn nhiều bữa nhỏ mỗi ngày. Nếu chú chó chán ăn liên tiếp trong vài ngày, bạn cần phải bàn bạc với bác sĩ thú y về việc sử dụng ống truyền tĩnh mạch. Điều này nên được thực hiện để đảm bảo rằng chú chó của bạn không bị nhược cơ thêm.

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các cuộc hẹn theo dõi theo tình trạng bệnh lý tiềm ẩn của chú chó. Hãy liên lạc với bác sĩ thú y ngay lập tức nếu các triệu chứng của chú chó tái phát hoặc xấu đi, nếu chú chó của bạn sút cân hoặc bắt đầu biểu hiện tình trạng cơ thể kém.