Tăng tiết nước bọt ở chó

11165
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng tăng tiết nước bọt ở chó

Tăng tiết nước bọt là tình trạng chó chảy nhiều dãi. Tuy nhiên, chứng tăng tiết nước bọt giả là chảy nước bọt đã tích lũy trong khoang miệng từ trước. Nước bọt được tạo ra liên tục và từ tuyến nước bọt tiết vào khoang miệng. Tăng tiết nước bọt do sự kích thích vào các hạt nhân nước bọt trong não. Các hạt nhân nước bọt bị kích thích do vị giác và cảm giác trong miệng và lưỡi. Các trung khu cao hơn trong hệ thần kinh cũng có thể kích thích hoặc ức chế các nhân này. Các tổn thương liên quan đến hệ thống thần kinh trung ương hoặc khoang miệng cũng có thể gây tăng tiết nước bọt. Các bệnh ảnh hưởng đến họng, thực quản và dạ dày cũng làm kích thích tiết nước bọt. Mặc dù vậy, việc chảy nhiều nước bọt có thể xuất hiện ở các loài động vật cho phép nước bọt chảy ra khỏi miệng, hoặc bị ảnh hưởng bởi việc nhai nuốt. Nuốt phải chất độc, chất ăn da hoặc các dị vật cũng có thể dẫn đến tăng tiết nước bọt.

Những chú chó con thường dễ bị tăng tiết nước bọt do một số vấn đề bẩm sinh như shunt-cửa chủ. Trong điều kiện bình thường, tĩnh mạch cửa đi vào gan giúp cho gan lọc các chất độc hại trong máu. Tuy nhiên, khi xuất hiện shunt, tĩnh mạch cửa không thể kết nối với các tĩnh mạch khác, khiến máu đi qua gan mà không được lọc. Chó săn Yorkshire, Maltese, chó chăn gia súc Úc, chó sục Đức, và giống chó sói Ireland có tỷ lệ mắc bệnh này cao hơn. Phì đại thực quản là bệnh di truyền ở các giống chó sục cáo lông xoăn, chó sục Đức, và khuynh hướng gia đình được tìm thấy ở chó chăn cừu Đức, chó Newfoundland, chó Great Dane, chó setter Anh, chó săn Trung Quốc, chó săn Greyhound và giống chó retriever. Thoát vị gián đoạn bẩm sinh thường xuất hiện ở chó săn Trung Quốc, các giống chó to như chó St. Bernard, chó ngao đều dẫn đến tăng tiết nước bọt.

Triệu chứng và các dạng bệnh

  • Ăn không ngon – thường thấy ở chó bị tổn thương răng miệng, bệnh đường tiêu hóa và bệnh toàn thân
  • Thay đổi hành vi ăn uống – chó bị các bệnh răng miệng hoặc rối loạn chức năng thần kinh sọ có thể không muốn ăn các thức ăn cứng, không nhai ở bên bị đau (bị đauu một bên), giữ đầu ở một bên khi ăn hoặc hay làm rơi thức ăn.
  • Một số hành vi khác thay đổi: dễ cáu kỉnh, hung hăng, hay bị tái nhiễm – đặc biệt khi chó bị đau
  • Khó nuốt
  • Trào ngược – khi chó bị bệnh thực quản
  • Nôn mửa – bệnh thứ phát tới dạ dày hoặc toàn thân
  • Cào vào mặt hoặc mõm – chó khi bị đau hoặc khó chịu ở miệng
  • Dấu hiệu thần kinh – chó tiếp xúc với các loại thuốc gây bệnh và độc tố, bệnh não do gan do tiêu thụ nhiều protein.

Nguyên nhân

  • Rối loạn cấu tạo môi – thường gặp ở những chú chó giống to.
  • Bệnh về miệng hoặc họng

o Có dị vật trong miệng (ví dụ: các vật dài như kim khâu)
o Khối u
o Áp xe
o Viêm nướu hoặc viêm miệng: viêm niêm mạc dẫn đến bệnh nha chu
o Nhiễm trùng đường hô hấp trên
o Bệnh trung gian miễn dịch
o Bệnh thận
o Nuốt phải chất ăn da hoặc cây chứa chất độc
o Ảnh hưởng của xạ trị đến khoang miệng
o Bỏng (do cắn dây điện)
o Rối loạn thần kinh hoặc chức năng của thanh quản

  • Bệnh ở tuyến nước bọt

o Dị vật
o Khối u
o Viêm tuyến nước bọt
o Tăng sinh tế bào
o Nhiễm trùng: vùng mô bị hoại tử do không được cung cấp máu đầy đủ
o U nang tuyến nước bọt
o Rối loạn thực quản hoặc tiêu hóa
o Dị vật ở thực quản
o Khối u thực quản
o Viêm thực quản: viêm thực quản thứ phát khi ăn phải chất ăn da hoặc chất độc
o Trào ngược dạ dày
o Thoát vị gián đoạn: dạ dày lồi lên trên ngực
o Phì đại thực quản
o Đau dạ dày: đầy bụng
o Loét dạ dày

  • Rối loạn chuyển hóa

o Bệnh lý gan: do bẩm sinh hoặc bị mắc shunt-cửa chủ, khi gan không thể lọc các chất độc ra khỏi máu, khiến các độc tố đi vào não.
o Thân nhiệt tăng: sốt cao
o Suy thận

  • Rối loạn thần kinh

o Bệnh dại
o Bệnh dại giả
o Ngộ độc
o Uốn ván
o Rối loạn thần kinh tự động
o Rối loạn gây khó nuốt
o Rối loạn gây liệt mặt hoặc rớt hàm
o Rối loạn gây co giật
o Buồn nôn do bệnh tiền đình

  • Thuốc và độc tố

o Các độc tố ăn da/ăn mòn (như sản phẩm làm sạch và một số loại cây trong nhà)
o Các chất có mùi vị khó chịu
o Các chất gây kích thích quá mức.
o Động vật có nọc độc (ví dụ: nhện góa phụ đen, quái vật Gila và bọ cạp Bắc Mỹ)
o Chất tiết ra từ cóc và sa giông
o Ăn một số loại cây có thể gây tăng tiết nước bọt (trạng nguyên,môn trường sinh)

Chẩn đoán

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng tăng tiết nước bọt. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin toàn diện về sức khỏe của chó, bao gồm tình trạng tiêm chủng, các loại thuốc đang dùng, phơi nhiễm độc tố, các triệu chứng trước đó và tất cả các thông tin có thể gây ra tình trạng này. Bác sĩ sẽ cần phân biệt giữa tăng tiết nước bọt với tình trạng khó nuốt và tăng tiết nước bọt với buồn nôn. Trầm cảm, liếm môi và sẹo là những dấu hiệu bác sĩ cần tìm. Bác sĩ cũng sẽ kiểm tra sức khỏe chú chó toàn diện, đặc biệt chú ý đến vùng khoang miệng, cổ và khám thần kinh. Có thể chụp X quang và siêu âm để xác định xem có vấn đề gì với gan hay các cơ quan nội tạng không. Nếu nghi ngờ có rối loạn liên quan đến miễn dịch, bác sĩ thú y sẽ tiến hành sinh thiết mô và tế bào.
Điều trị
Một khi đã chẩn đoán chính xác, cần quan tâm điều trị nguyên nhân cơ bản gây nên chứng tăng tiết nước bọt. Mặc dù nói chung không cần thiết, bác sĩ cũng có thể điều trị các triệu chứng bên ngoài để giảm lượng nước bọt. Các chất bổ sung dinh dưỡng có thể được khuyến cáo nếu chó của bạn bị tăng tiết nước bọt trong một khoảng thời gian và không thể ăn đúng cách.

Chăm sóc

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ thú y sẽ muốn theo dõi chó của bạn thường xuyên khi cần thiết để đảm bảo rằng kế hoạch điều trị đang đúng hướng.