Thông liên thất ở chó

3127
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Thông liên thất ở chó

Thông liên thất là sự trao đổi máu bất thường giữa hai buồng tâm thất xảy ra tại vách ngăn liên thất – đây là vách ngăn chia tâm thất của tim thành hai buồng (hai buồng phía dưới của quả tim). Thông liên thất dẫn đến máu bị chuyển hướng hoặc chảy lệch từ bên này tâm thất sang bên kia tâm thất. Hướng và lượng của dòng chảy này phụ thuộc vào kích thước của khiếm khuyết (lỗ thông), mối quan hệ giữa phổi với sức cản mạch hệ thống và những dị tật khác.

Phần lớn các lỗ thông liên thất ở động vật nhỏ nằm ở dưới van động mạch chủ và có một lỗ thất phải nằm dưới vách ngăn ba lá. Ngoài ra, phần lớn lỗ thông liên thất ở chó có kích thước nhỏ do vậy hạn chế máu chảy từ bên này tâm thất sang bên kia tâm thất( áp lực tâm thất giữa bên trái và bên phải vẫn được duy trì). Với những lỗ thông liên thất có kích thước trung bình thì hạn chế được một phần máu chảy từ ngăn bên này sang ngăn bên kia dẫn đến áp suất máu tăng cao với mức độ khác nhau ở tâm thất bên phải. Trong khi đó lỗ thông liên thất có kích thước bằng hoặc lớn hơn van động mạch chủ mở ở tâm thất trái thì khi đó không hạn chế được máu từ tâm thất này sang tâm thất kia và áp lực ở tâm thất phải sẽ lớn tương đương với áp lực máu trong cơ thể. Chỉ có những khiếm khuyết với kích thước trung bình và lớn mới gây ra áp lực lên tâm thất phải.

Dị tật này thường không phổ biến ở loài chó.

Triệu chứng

Nói chung, thường các khuyếm khuyết này không có triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài (bệnh không triệu chứng); tuy nhiên, các triệu chứng thông thường liên quan tới khiếm khuyết vách ngăn liên thất bao gồm:

  • Khó thở
  • Lười vận động
  • Ngất
  • Ho
  • Nướu răng nhợt nhạt (chỉ khi tăng áp động mạch phổi nguyên nhân do máu chảy lệch từ phải sang trái
  • Tăng nhịp tim

Nguyên nhân

Hiện nay, nguyên nhân gây ra khiếm khuyết vách ngăn liên thất vẫn chưa được tìm ra, mặc dù nó bị cho là có nguyên nhân liên quan đến di truyền.

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ cần bệnh sử chi tiết về tình trạng sức khỏe chú chó của bạn, và các triệu chứng khởi phát của nó. Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể cho chú chó của bạn bao gồm bảng phân tích máu tổng quát, bảng phân tích thành phần hóa học của máu, công thức máu tổng quát, phân tích nước tiểu và bảng điện phân nhằm loại ra các bệnh khác xảy ra đồng thời với chứng bệnh này.

Các kỹ thuật chụp bằng hình ảnh như chụp X quang ngực có thể giúp phát hiện ra các lỗ thông lớn là nguyên nhân làm cho tim bên trái (hoặc thậm chí là cả quả tim) nở to ra bởi dòng máu chảy trong tim tăng lên. Tăng áp động mạch phổi, suy tim mãn tính hay máu chảy từ phải sang trái qua lỗ hổng vách ngăn tâm thất có thể nhìn thấy qua ảnh chụp.

Siêu âm tim hai chiều sử dụng hình ảnh siêu âm để xem hoạt động của tim có thể cho thấy việc quả tim nở to. Tim bên phải cũng sẽ to hơn nếu lỗ hổng có kích thước trung bình hoặc lớn hoặc nếu có những bất thường khác ngoài thông liên thất.

Điều trị

Phần lớn con vật có thể được điều trị tại nhà. Nếu lỗ thông ở hai buồng tim lớn thì sẽ cần phải tiến hành phẫu thuật tim có hỗ trợ của máy tim phổi nhân tạo CBP. Nếu lỗ thông có kích thước vừa hoặc lớn có thể cần phải tiến hành phẫu thuật thu nhỏ động mạch phổi; đây được coi là một biện pháp tạm thời (nhằm làm giảm bớt sự không thoải mái nhưng không có tác dụng chữa trị).

Chăm sóc

Nếu chú chó của bạn có những biểu hiện bị suy tim xung huyết (CHF), thì cần phải hạn chế hoạt động của nó. Bác sỹ thú y sẽ tư vấn cho bạn hoạt động thể chất phù hợp cho chú chó của bạn. Bác sỹ thú y cũng sẽ tư vấn chế độ ăn nghiêm ngặt với lượng Natri (Na) thấp nếu chú chó của bạn bị chẩn đoán là mắc bệnh suy tim xung huyết (CHF), nhằm làm giảm thiểu áp lực lên tim. Với những con chó bị chẩn đoán là bị CHF thì thường cần từ 6 đến 18 tháng để điều trị. Với những con có khiếm khuyết nhỏ có thể tiếp tục sống bình thường nếu như không có các bệnh khác xảy ra đồng thời đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của nó.

Không cho chó sinh sản bởi chứng khiếm khuyết vách ngăn thất được chẩn đoán là di truyền. Bác sỹ thú y sẽ lên kế hoạch định kỳ để theo dõi sự phát triển của bệnh, tiến hành chụp lại X quang và siêu âm, điều chỉnh phương thuốc cũng như biện pháp chữa trị nếu cần thiết.