Nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp ở chó

5347
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Ký sinh trùng đường hô hấp ở chó

Ký sinh trùng đường hô hấp có thể được phân loại vào nhóm giun, hoặc côn trùng như dòi hoặc ve sống trong hệ hô hấp. Chúng có thể được tìm thấy trong các đoạn của đường hô hấp hoặc trong các mạch máu, bao gồm đường hô hấp trên (mũi, họng, và khí quản), hoặc đường hô hấp dưới (phế quản, phổi).

Các ký sinh trùng này có thể ảnh hưởng đến toàn bộ các hệ thống của vật chủ: hệ hô hấp, hệ tim mạch (tim), hệ tuần hoàn và hệ nội tiết (gan và thận).

Các gia đình có nhiều vật nuôi và chỗ ở của động vật không vệ sinh sạch sẽ sẽ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn. Tiếp xúc với phân của các động vật mang ký sinh trùng cũng có thể làm cho vật nuôi dễ bị nhiễm hơn. Tình trạng này có thể bao gồm sống trong môi trường chẳng hạn như cơ sở cho động vật ở tạm thời, nhưng chó của bạn cũng có nguy cơ cao hơn nếu đi ra ngoài thường xuyên, vì nó có nhiều cơ hội tiếp xúc với các động vật khác và phân và nước tiểu của chúng. Chó sống hoang dã cũng có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng, do tiếp xúc với động vật hoang dã và phân của chúng trong khu vực rừng, và ký sinh trùng lây truyền qua nước ở sông và hồ.

Những ký sinh trùng này thường bắt đầu chu kỳ sống của chúng ở động vật có vỏ, cua, thằn lằn và giun, lây lan sang các loài động vật khác một cách cơ hội.

Triệu chứng và phân loại

  • Có thể có ít hoặc không có triệu chứng
  • Hắt xì
  • Sổ mũi
  • Chảy máu mũi
  • Thở khò khè
  • Tiếng phổi thô ráp
  • Thay đổi hành vi (não bị ảnh hưởng do ký sinh trùng)

Nguyên nhân

  • Ăn giun đất
  • Đào hoặc ngửi quanh hang của động vật gặm nhấm
  • Chạm vào mũi hoặc các niêm mạc khác với mèo hoặc chó bị nhiễm ký sinh trùng
  • Bị hắt hơi bởi một động vật bị nhiễm ký sinh trùng
  • Ăn động vật gặm nhấm bị nhiễm ký sinh trùng
  • Ăn chồn mactet và chồn vizon bị nhiễm ký sinh trùng hoặc tiếp xúc với phân của chúng
  • Ăn chim bị nhiễm ký sinh trùng
  • Ăn nội tạng của cừu
  • Ăn tôm bị nhiễm ký sinh trùng
  • Ăn ốc (chưa nấu chín)
  • Ăn kiến bị nhiễm ký sinh trùng
  • Ăn gián bị nhiễm ký sinh trùng
  • Tiếp xúc với phân bị nhiễm bị nhiễm ký sinh trùng của những con mèo và chó khác
  • Chó con có thể bị nhiễm từ sữa mẹ trong khi bú mẹ nếu người mẹ bị nhiễm bệnh

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một bệnh sử toàn diện của chó và các hoạt động gần đây, bao gồm những lần đi đến cơ sở trông giữ thú cưng, đi chơi, và tiếp xúc với các động vật khác hoặc với vật gây hại. Bác sĩ thú y sau đó sẽ tiến hành khám sức khỏe cho chó của bạn. Các xét nghiệm tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm sẽ bao gồm phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu đầy đủ, xét nghiệm thành phần điện giải và phân tích nước tiểu để xác định nguồn gốc chính xác của các triệu chứng. Một chẩn đoán phân biệt có thể tìm thấy ký sinh trùng, nhưng nó cũng có thể phát hiện được nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn.

Bác sĩ thú y sẽ xét nghiệm chi tiết nước tiểu và phân của chó xem có trứng ký sinh trùng hoặc các mảnh ký sinh trùng không. Trong phân, chúng được tìm thấy bằng cách kiểm tra bằng kính hiển vi phân của chó. Một mẫu đờm (chất dịch tiết ra khi ho) cũng có thể được kiểm tra bằng kính hiển vi để tìm trứng ký sinh trùng.

Hình ảnh X quang phổi rất quan trọng trong việc kiểm tra trực quan những thay đổi bất thường của phổi, có thể là dấu hiệu của tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Soi mũi hoặc soi phế quản (hình ảnh trực tiếp của mũi và phế quản với một máy camera nhỏ) là một cách tốt hơn để tìm ký sinh trùng đường hô hấp.

Điều trị

Chó bị nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp thường được điều trị ngoại trú với thuốc tẩy giun sán. Các thuốc chống viêm cũng được cung cấp cho chó bệnh để giảm phản ứng miễn dịch âm tính của cơ thể với rất nhiều ký sinh trùng đã chết. Trong một số trường hợp, ký sinh trùng chỉ có thể được loại bỏ từ từ bằng phương pháp phẫu thuật.

Nếu chó của bạn bị khó thở, nó cần phải nằm viện và được điều trị bằng liệu pháp oxy cho đến khi tình trạng nhiễm ký sinh trùng được giải quyết.

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ sắp xếp các cuộc hẹn khám theo dõi để kiểm tra đường hô hấp của chó bằng ống soi phế quản và xét nghiệm lại mẫu phân và nước tiểu xem có trứng ký sinh trùng hay không. Ngăn chó ăn côn trùng, động vật gặm nhấm và các động vật hoang dã là cách tốt nhất để bảo vệ chó khỏi tình trạng nhiễm ký sinh trùng. Ngoài ra, tránh tiếp xúc với mèo và chó không rõ nguồn gốc, hoặc thậm chí cách ly vật nuôi của bạn (nếu bạn nuôi những con khác) khi chúng bị bệnh là một số cách mà bạn có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tình trạng nhiễm ký sinh trùng.

Có thể có một số phương pháp phòng ngừa ký sinh trùng tốt hơn. Nếu chó của bạn là giống chó thể thao, hoặc nếu bạn sống trong một khu rừng, hoặc gần một vùng nước, hãy thông báo cho bác sĩ thú y về các loại ký sinh trùng ở địa phương và những gì bạn có thể làm để bảo vệ chó của bạn khỏi bị nhiễm bệnh.

Hầu hết các động vật đều hồi phục tốt từ tình trạng nhiễm ký sinh trùng đường hô hấp, trừ khi nhiễm trùng mãn tính (kéo dài). Nếu ký sinh trùng đã di cư đến não, khiến cho chó có các triệu chứng suy giảm thần kinh, bệnh sẽ không thể chữa trị được.

Nếu bạn nghi ngờ chó bị nhiễm ký sinh trùng, hãy sắp xếp một cuộc hẹn với bác sĩ thú y càng sớm càng tốt. Nếu chó của bạn bắt đầu có các triệu chứng của thay đổi hoặc suy giảm thần kinh, hãy gọi cho bác sĩ thú y để hẹn khám cấp cứu.