Tê liệt coonhound (coonhound paralysis) ở chó

5016
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm đa rễ – dây thần kinh vô căn ở chó

Viêm đa rễ – dây thần kinh vô căn cấp tính ở chó (ACIP) là một chứng tê liệt từ từ do viêm dây thần kinh cấp tính. Bệnh này thường được thấy ở những con chó sống ở Bắc Mỹ cũng như ở các khu vực có gấu mèo Mỹ, nhưng tổng tỷ lệ mắc bệnh khá thấp. Bất kỳ giống nào cũng đều có nguy cơ mắc bệnh, nhưng chó thường xuyên tiếp xúc với gấu mèo Mỹ có nguy cơ cao hơn, chẳng hạn như chó săn và chó sống ở khu vực nông thôn hoặc trong rừng.

Các triệu chứng của ACIP cũng được xếp vào một tình trạng được gọi là tê liệt coonhound. Chẩn đoán bệnh này không nhất thiết phải có sự tiếp xúc với một con gấu mèo Mỹ.

Triệu chứng và phân loại

  • Các triệu chứng thường xuất hiện từ 7-14 ngày sau khi tiếp xúc với gấu mèo Mỹ
  • Dáng đi cứng đờ
  • Phản xạ toàn thân chậm
  • Trương lực cơ thấp
  • Âm thanh kêu, sủa yếu
  • Thở nặng nhọc
  • Khối lượng cơ bắp giảm
  • Cơ mặt yếu
  • Suy nhược cơ bắp ở tứ chi có thể phát triển thành tê liệt ở tất cả các chi
  • Đau
  • Quá mẫn với kích thích gây đau

Nguyên nhân

Bên cạnh việc chó bị mắc bệnh đã tiếp xúc với nước bọt của gấu mèo Mỹ thì vẫn chưa rõ nguyên nhân chính xác của ACIP. Nhiễm virus hoặc vi khuẩn cũng nghi ngờ là nguyên nhân, và do sự tương quan với hệ thống thần kinh và các đường dẫn thần kinh, một liên kết tự miễn dịch cũng đang được nghiên cứu xem xét. Các tế bào bạch cầu được cho rằng có thể tấn công các dây thần kinh.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ yêu cầu bạn cung cấp bệnh sử chi tiết của chó trước khi thực hiện đánh giá sức khỏe toàn diện. Bạn sẽ cần phải cung cấp toàn bộ bệnh sử của chó, sự khởi phát các triệu chứng và những sự việc có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như liệu gần đây chó có tiếp xúc với gấu mèo Mỹ hay không.

Là một phần của kiểm tra sức khỏe tiêu chuẩn, các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm sẽ bao gồm xét nghiệm công thức máu toàn diện, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu. Thông thường, kết quả của tất cả các xét nghiệm này nằm trong phạm vi bình thường. Các xét nghiệm cụ thể hơn cũng sẽ được thực hiện, bao gồm xét nghiệm cụ thể để xác định các bất thường về hoạt động điện trong các dây thần kinh ngoại biên và phân tích dịch não tủy, hoạt động này cần lấy dịch tủy sống và dịch não (dịch não tủy, hoặc CSF), để phát hiện các bệnh nhiễm trùng cụ thể có thể gây ra tê liệt.

Điều trị

Sự khởi phát triệu chứng có thể xảy ra nhanh chóng, nhưng trong nhiều trường hợp, chúng tiến triển, xấu đi trong suốt nhiều ngày và nhiều tuần khi tê liệt lan ra từ các chi sau qua cơ thể, và hệ hô hấp trở nên suy yếu dần. Nếu tình trạng viêm phát triển đến mức chó của bạn gặp khó khăn trong việc thở, nó có thể cần được nhập viện trong vài ngày cho đến khi vượt qua giai đoạn nguy hiểm.

Một số chó bệnh có thể phát triển các vấn đề hô hấp nghiêm trọng, cần có sự hỗ trợ của máy thở cho đến khi hệ thống hồi phục đủ để chó có thể hô hấp lại dễ dàng. Bởi vì con vật bị ảnh hưởng thường không thể uống nước, bác sĩ thú y cũng sẽ cho truyền dịch tĩnh mạch nếu chó của bạn bị mất nước. Tùy thuộc vào mức độ phát triển của bệnh, chó cũng có thể cần sử dụng vật lý trị liệu do teo cơ toàn thân.

Chăm sóc

Chăm sóc điều dưỡng tại nhà tốt là điều bắt buộc để phục hồi nhanh chóng và thành công. Một số con chó bị bệnh có thể cần được quan tâm đặc biệt để cho ăn và uống đúng cách; thậm chí bạn có thể cần phải cho chó ăn bằng tay trong vài ngày cho đến khi nó có thể tự ăn lại. Nghỉ ngơi là điều rất cần thiết, và cách thực hiện dễ nhất là đặt chó một không gian riêng yên tĩnh, thoải mái trong nhà, cách xa lối ra vào và những phòng bận rộn, có nhiều người sử dụng, nơi chó có thể hồi phục. Không để chó phấn kích quá mức, hoặc bị làm phiền bởi những trẻ em đang hoạt động hoặc các vật nuôi khác. Nếu rất khó để hạn chế chuyển động của chó, nghỉ ngơi trong lồng có thể được coi là một lựa chọn thực tế hơn.

Trong khi chó đang nghỉ ngơi, hãy chắc chắn giám sát nó suốt cả ngày, đổi tư thế cho chó khoảng bốn giờ một lần để ngăn ngừa các vết lở loét do nằm nhiều, có thể là kết quả của tình trạng nằm ở một vị trí trong thời gian dài. Cũng cần phải tắm thường xuyên để ngăn ngừa phỏng do nước tiểu và phân. Trong thời gian phục hồi, hãy ở gần nhà, chỉ với những chuyến ra ngoài đi vệ sinh ngắn và thong thả. Nếu chó của bạn bị tê liệt đến mức không thể đi bộ, bạn có thể cần phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ thú y về việc sử dụng ống thông.

Bác sĩ thú y sẽ giới thiệu cho bạn về phương pháp vật lý trị liệu để ngăn ngừa tình trạng các cơ bị suy yếu trầm trọng hơn, nhưng xoa bóp cơ bắp và kéo căng chân chó một cách nhẹ nhàng sẽ giúp ngăn ngừa cơ bắp bị teo quá mức.

Bạn có thể sẽ phải đưa chó đến bác sĩ vật lý trị liệu thú y để tiến hành trị liệu vật lý trong vài tháng. Giữ liên lạc với bác sĩ thú y, trao đổi với bác sĩ về bất kỳ biến chứng nào bạn nhận thấy và những tiến triển ở chó. Bạn có thể sẽ phải đưa chó đến bác sĩ thú y hai đến ba tuần một lần để đánh giá sự tiến triển thường xuyên.

Việc hồi phục thường khác nhau với từng con chó. Một số con có thể bắt đầu hồi phục nhanh chóng, trong vòng vài ngày và vài tuần, trong khi những con khác lại không bao giờ hồi phục hoàn toàn. Việc chăm sóc và điều trị tại nhà là rất cần thiết, trong cả hai trường hợp.