Bệnh huyết khối (cục máu đông) động mạch chủ ở chó

6925
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh huyết khối động mạch chủ ở chó

Bệnh huyết khối động mạch chủ, còn được gọi là huyết khối yên ngựa, là tình trạng phổ biến xảy ra với tim do cục máu đông xuất hiện trong động mạch chủ, dẫn đến sự gián đoạn truyền lưu lượng máu đến các mô được phân đoạn bởi phân đoạn động mạch chủ đó. Động mạch chủ là động mạch lớn nhất trong cơ thể, động mạch chủ phân phối máu giàu oxy đến các bộ phận của cơ thể, bao gồm tứ chi, thận, ruột và não. Do đó, các biến chứng phát sinh trong động mạch chủ có thể rất nghiêm trọng.

Bệnh huyết khối động mạch chủ thường gặp mèo hơn là ở chó

Các triệu chứng và các dạng bệnh

  • Nôn mửa
  • Liệt
  • Đau (đặc biệt là ở chân)
  • Bất thường với cách đi lại và/hoặc dáng đi khập khễnh
  • Khó thở (ví dụ: thở nhanh)
  • Sủa không bình thường hoặc lo lắng
  • Móng chân hoặc đệm chân xanh xao hoặc nhạt màu
  • Hạ thân nhiệt

Nguyên nhân

  • Tất cả các dạng bệnh cơ tim (ví dụ: bệnh cơ tim giãn, cơ tim phì đại,..vv)
  • Nhiễm trùng máu (ví dụ: chứng nhiễm trùng huyết)
  • Giảm tiết tuyến thượng thận (chó)
  • Bệnh mất protein ở thận (chó)
  • Nhiễm khuẩn huyết (chó)

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ thú y lịch sử toàn diện về sức khỏe chú chó của bạn, bao gồm cả sự khởi đầu và bản chất của các triệu chứng. Sau đó, chó sẽ được khám sức khỏe toàn diện, phân tích nước tiểu và xét nghiệm hồ sơ sinh hóa – có thể cho thấy mức enzyme creatin kinanza cao bất thường do tổn thương cơ bắp. Ngoài ra, thường nồng độ enzyme aspartate aminotransferase và alanine aminotransferase sẽ cao hơn ở những con chó bị huyết khối động mạch chủ do tổn thương cơ và gan.

Chó bị căng thẳng có thể có lượng đường glucose cao bất thường trong máu. Nồng độ urê nitrogen và creatinine trong máu cũng có thể tăng do lượng máu tim bơm ra thấp và có thể do sự hiện diện của máu đông trong thận. Đối với một số trường hợp, sự mất cân bằng điện giải cũng như nồng độ canxi hay natri thấp và nồng độ phosphate hay kali cao cũng có thể xảy ra.

Trong khi đó, chụp X- quang ngực thường cho thấy sự mở rộng bất thường của tim và tập hợp chất lỏng trong phổi cũng như trong khoang màng phổi. Trong một số ít trường hợp, chụp X- quang có thể cho thấy khối u trong phổi. Siêu âm bụng giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của cục máu đông, siêu âm tin giúp xác định sự mở rộng bất thường của tim, đó là nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng huyết khối động mạch chủ.

Điều trị

Hầu hết những con chó mắc bênh này đều cần được chăm sóc khẩn cấp ngay lập tức và cần được nhập viện để ngăn ngừa chứng suy tim. Sự nghỉ ngơi là cần thiết để giảm căng thẳng và đau đớn do bệnh gây nên. Chó có vấn đề về hô hấp cần được hỗ trợ thở oxy để giảm căng thẳng do thở gấp và giúp máu nhận được lượng oxy cần thiết.

Thuốc tan huyết khối, được sử dụng để hoà tan máu, là phương pháp cần thiết để điều trị bệnh. Tuy nhiên, những con chó không phản hồi với việc điều trị thông thường sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ cục máu đông. Bác sĩ thú y sẽ cung cấp thuốc giảm đau trong thời gian chữa trị bệnh.

Chăm sóc

Thật không may, tiên lượng cho hầu hết những con chó mắc bệnh huyết khối động mạch chủ là không khả quan. Ngay cả khi đã được điều trị, cục máu đông có thể phát triển trở lại và cản trở lưu thông ở động mạch chủ. Nếu lượng máu cung cấp cho tứ chi không được phục hồi về mức bình thường nhanh chóng, có thể gây ra những khuyết tật vĩnh viễn về cơ bắp ở các chi.

Chó phục hồi từ bệnh huyết khối động mạch chủ không được phép di chuyển và nên được đặt trong môi trường thoải mái, tránh xa các vật nuôi khác và nơi trẻ em chơi đùa. Đau dữ dội là một triệu chứng phổ biến liên quan đến bệnh này, đồng thời nhiều con chó có thể cảm thấy khó đi tiểu do các vấn đề về tư thế bị ảnh hưởng. Bạn có thể nhấn nhẹ nhàng bàng quang của chó để hỗ trợ đi tiểu. Ngoài ra, hầu hết các chú chó mắc bệnh cảm thấy khó ăn và có thể cần được đổi mới thức ăn để kích thích khẩu vị. Việc mất sự thèm ăn (chứng chán ăn) có thể dẫn đến các biến chứng khác. Hãy nhờ bác sĩ cho các lời khuyên về việc thay đổi chế độ ăn uống.

Cuối cùng, theo dõi chặt chẽ con chó của bạn và quan sát khi chúng bị chảy máu, việc mà có thể xảy ra do tác dụng của các loại thuốc được sử dụng trong quá trình điều trị. Nếu bạn quan sát được khi chó chảy máu, hãy gọi ngay cho bác sĩ thú y.

Để theo dõi tiến độ điều trị, cần có các cuộc tái khám và các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm thường xuyên. Nếu con chó không đáp ứng phương pháp điều trị, bác sĩ có thể khuyên bạn cho chó được chết nhân đạo.