Giống mèo Miến Điện là những con mèo cực kỳ thân thiện với con người. Chúng gần giống như loài chó có khuynh hướng theo dõi chủ nhân để cho và nhận tình cảm. Trên thực tế, nhiều chú mèo Miến Điện thậm chí còn học cách chơi trò ném và nhặt.
Đặc điểm ngoại hình
Ngoại hình của giống mèo Miến Điện có nhiều thay đổi đáng kể trong nhiều năm. Tiêu chuẩn năm 1953 mô tả con mèo này có cơ thể “trung bình, thanh nhã và dài”, trong khi tiêu chuẩn năm 1957 mô tả “lai giữa giống mèo nuôi trong nhà lông ngắn và mèo Xiêm.”
Loài này có thể được chia thành hai loại: Mèo Miến Điện châu Âu và Mèo Miến Điện đương đại. Mèo Miến Điện châu Âu có mõm dài và hẹp hơn, lỗ mũi khó nhìn thấy hơn và đầu hơi hẹp hơn; mèo Miến Điện đương đại có mõm ngắn và rộng hơn, mũi dễ nhìn thấy, đầu hình tròn rộng hơn.
Ngoài ra, mèo Miến Điện đương đại mang bộ lông màu nâu đáng tự hào, trong khi những chú mèo Miến Điện ở châu Âu có màu lông sáng hơn, chẳng hạn như màu đỏ.
Tính cách
Đây là một loài mèo thông minh thích hợp nuôi trong cửa hàng, nhà hoặc văn phòng. Chúng luôn tràn đầy năng lượng, vui tươi và là một người bạn đồng hành thú vị với những trò hề hài hước.
Giữa con đực và cái có sự khác biệt nhất định về tính cách: con cái tỏ ra tò mò và gắn bó hơn với chủ hơn; con đực trầm tính hơn, mặc dù chúng cũng thích ở cùng con người. Cả hai đều có niềm đam mê bất tận với các món ăn.
Giống mèo Miến Điện kêu với giọng khàn khàn như thể cổ họng không tốt vì kêu quá nhiều. Chúng yên tĩnh hơn so với giống mèo Xiêm, nhưng sẽ kêu rừ…ừ…ừ khi bồn chồn hoặc khó chịu.
Nguồn gốc
Ở xứ sở của chúng, giống mèo Miến Điện đôi khi được gọi là mèo đồng. Lịch sử của giống mèo này bắt nguồn từ hàng ngàn năm nay và truyền thuyết kể rằng tổ tiên lừng lẫy của chúng được tôn thờ như các vị thần trong các đền thờ ở Miến Điện.
Các chuyên gia đều thống nhất giống mèo thuần hóa này được sinh ra bởi con mèo cái tên Wong Mau được tìm thấy ở Miến Điện (ngày nay là Myanmar) và một sĩ quan y tế tại Hải quân Hoa Kỳ – Tiến sĩ Joseph Thompson xuất khẩu chúng sang Hoa Kỳ vào đầu những năm 1930.
Vốn là một người có nhiều sở thích, Thompson đã từng là một tu sĩ Phật giáo ở Tây Tạng và ngay lập tức bị thu hút bởi những con mèo lông ngắn màu nâu đã sống ở đó. Sau khi có được Wong Mau, ông quyết định bắt tay vào một chương trình nhân giống. Tuy nhiên, vì không có con đực nên Wong Mau đã bị lai giống với một con mèo đốm ghi tên là Tai Mau.
Mèo con sinh ra có màu be, nâu và có đốm. Những chú mèo con màu nâu được lai với nhau hoặc lai với mẹ, để tạo ra nhiều chú mèo Miến Điện hơn.
Giống mèo Miến Điện được Hiệp hội những người yêu mèo (CFA) chính thức công nhận vào năm 1936. Tuy nhiên, khi nhiều nhà lai tạo bắt đầu mang mèo từ Miến Điện đến Mỹ thì chúng dần bị lai tạo thành nhiều phiên bản. Chẳng mấy chốc những con mèo lai Miến Điện bị bán như những con mèo thuần chủng nhưng thực ra không phải vậy. Từ đó đã dấy lên nhiều sự phản đổi quyết liệt buộc CFA phải rút lại sự công nhận của họ đối với giống mèo này. Các nhà lai tạo giống mèo Miến Điện có niềm tin vững chắc vẫn tiếp tục công việc mặc dù tương lai phía trước khá ảm đạm. Cuối cùng, những nỗ lực của họ đã được ghi nhận khi mèo Miến Điện một lần nữa được công nhận vào năm 1953 và được cấp phép tham gia các cuộc thi gành giải vô địch vào năm 1959. Một tiêu chuẩn mới được thành lập, chỉ có một màu màu lông thuần màu không đốm mới được công nhận là mèo Miến Điện. Ngày nay, mèo Miến Điện có tư cách tham gia các cuộc thi vô địch ở tất cả các hiệp hội.