Bệnh nhiễm trùng kháng sinh ở chó

5323
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Nhiễm trùng tụ cầu khuẩn kháng methicillin (MRSA) ở chó

Một số chủng vi khuẩn Staphylococcus aureus kháng với kháng sinh tiêu chuẩn. Khi sinh vật có khả năng kháng methicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác, chúng được gọi là Staph aureus kháng methicillin, hoặc MRSA.

Staphylococcus aureus, còn được gọi là Staph aureus hoặc S. aureus, là một loại vi khuẩn riêng biệt. Vi khuẩn này rất thường gặp và thường không gây bệnh, trừ trường hợp người hoặc thú cưng đang bệnh hoặc bị thương, vi khuẩn có thể trở thành tác nhân gây bệnh cơ hội và gây nhiễm trùng.

Người mang mầm bệnh Staph aureus có thể hoàn toàn khỏe mạnh, do vậy đây được coi là một hình thức vi khuẩn cư ngụ. Mặc dù Staph aureus không thường cư ngụ ở loài chó, nhưng nếu chó tiếp xúc với người bị vi khuẩn kí sinh, chó cũng có thể bị vi khuẩn xâm nhiễm hoặc kí sinh.

Triệu chứng và Loại bệnh MRSA

Các triệu chứng chính:

  • Sốt
  • Vết thương tiết dịch (ngay cả vết thương nhỏ vẫn có thể bị nhiễm trùng nặng do ăn sâu hơn là lan rộng)
  • Tổn thương da
  • Viêm da
  • Lâu lành

Nhiễm trùng MRSA ở chó thường gặp nhất ở da và các mô mềm khác, có thể gây ra nhiễm trùng da và áp xe.

MRSA cũng có thể gây nhiễm trùng sau phẫu thuật và các vết thương thứ phát do các nguyên nhân khác gây ra.

Hiếm gặp hơn, MRSA có thể gây nhiễm trùng đường tiết niệu, tai, mắt và khớp của chó.

Nguyên nhân bệnh MRSA

Chó nuôi có thể nhiễm các sinh vật MRSA qua tiếp xúc với người mắc bệnh. Các tác nhân nguy hại có thể làm tăng nguy cơ nhiễm MRSA bao gồm các cuộc phẫu thuật trước đó, các lần nhập viện hoặc sử dụng thuốc kháng sinh. Các vật nuôi đang trị liệu, đặc biệt những con đã từng tham gia các chương trình thăm khám ở bệnh viện, cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh.

Khi tiếp xúc với 1 cá thể MRSA, chó có thể bị nhiễm bệnh với vi khuẩn MRSA có thể hiện diện ở mũi và vùng hậu môn. Chó bị kí sinh có thể được xem như vật mang mầm bệnh và thường không cho thấy triệu chứng bệnh, hoàn toàn khỏe mạnh.

Ngoài ra, chó của bạn cũng có thể bị nhiễm bệnh nếu đã có những vết thương từ trước. Chó có thể bị kí sinh và nhiễm trùng ngay lập tức khi gặp điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn.

Phần lớn chó bị nhiễm MRSA qua tiếp xúc với con người. Tuy nhiên, một khi đã bị kí sinh hoặc nhiễm trùng, chó của bạn rất có khả năng truyền bệnh sang chó khác cũng như sang người.

Chẩn đoán MRSA

Chẩn đoán bệnh được đưa ra thông qua việc nuôi cấy vi khuẩn. Mẫu nuôi cấy có thể được thu thập bằng cách quấn mũi hoặc vùng hậu môn của vật bị nghi mang mầm bệnh, hoặc bằng cách nuôi cấy trực tiếp ở một vết thương bị nhiễm trùng nếu có. Theo định nghĩa, việc chẩn đoán MRSA sẽ được thực hiện nếu một vi khuẩn Staph aureus có khả năng kháng methicillin được phân lập. Trong thực tế, oxacillin (một kháng sinh liên quan chặt chẽ với methicillin) là kháng sinh dùng để kiểm tra mức độ nhạy cảm. Các cá thể Staph nào kháng oxacillin được coi như là MRSA.

Cách điều trị MRSA

Đối với những con chó bị nhiễm khuẩn MRSA nhưng đang khỏe mạnh, việc điều trị thường không cần thiết. Trong hầu hết các trường hợp, nếu chó không tái tiếp xúc với vi khuẩn, chúng có thể tự miễn vi khuẩn, thường là trong vòng vài tuần. Tuy nhiên, cần chú ý đến việc giữ gìn vệ sinh, kể cả khử trùng trong gia đình.

Đối với chó nhiễm MRSA, việc điều trị vết thương cục bộ là rất quan trọng và có thể bao gồm phẫu thuật dẫn lưu áp xe, luôn băng bó, giữ vết thương sạch sẽ, và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ thú y của bạn. Thuốc kháng sinh thường được chọn dựa trên xét nghiệm để xác định loại thuốc nào có hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt vi khuẩn. Sử dụng hết thuốc kháng sinh được kê đơn cho chó của bạn ngay cả khi các triệu chứng đã dường như được cải thiện trước khi hết thuốc.

Chăm sóc chó bệnh MRSA

Nếu chó của bạn bị nhiễm hoặc bị kí sinh MRSA, bạn có thể thực hiện một số điều như sau:

  • Cách quan trọng nhất để ngăn ngừa lây nhiễm cho vật nuôi hoặc thành viên khác trong gia đình là việc vệ sinh tay.
  • Rửa tay kĩ lưỡng và thường xuyên bằng xà phòng và nước.
  • Mang găng tay khi xử lý các vùng bị nhiễm trên chó và rửa tay kỹ sau khi làm sạch vết thương hoặc thay băng. Hủy bỏ băng trực tiếp vào thùng rác.
  • Đừng để con vật cưng dương tính với MRSA ngủ cùng bạn.
  • Không cho phép con chó dương tính với MRSA liếm hoặc “hôn” mặt hoặc da của bạn.
  • Hãy dắt chó bằng dây xích và dọn sạch phân càng sớm càng tốt.
  • Thường xuyên vệ sinh giường và đồ chơi cho chó.

Phòng ngừa bệnh MRSA

Để phòng ngừa nhiễm trùng MRSA ở vật nuôi của bạn, việc vệ sinh tay là rất quan trọng. Nếu bạn hoặc một thành viên trong gia đình bị nhiễm trùng, hãy rửa tay thật kĩ, thường xuyên dùng xà phòng và nước. Ngoài ra, tránh hôn chó hoặc để chó hôn liếm bạn hoặc tiếp xúc với bất kì vùng da hư tổn nào của chó.