7 Lời khuyên điều trị nhiễm trùng mắt mèo

9869
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

7 Lời khuyên điều trị nhiễm trùng mắt mèo

Như với hầu hết các bệnh ở mèo, phát hiện mèo không bình thường là bước đầu tiên trong giai đoạn chẩn đoán và điều trị nhiễm trùng mắt mèo. Nhưng vì nhiều chú mèo con có thể rất riêng tư và thậm chí càng dấu kín hơn khi chúng cảm thấy không khỏe. Vì vậy, càng phải sớm phát hiện vấn đề đang xảy ra và có cách khắc phục sẽ giúp bệnh thuyên giảm nhanh hơn. Dưới đây là một số mẹo giúp cho đôi mắt mèo luôn tươi sáng và khỏe mạnh.

Mắt mèo trông như thế nào?

Điều đầu tiên bạn nên làm khi nói đến sức khỏe mắt mèo là làm quen với đôi mắt của chúng. Chúng có màu gì? Mí mắt thứ ba trông như thế nào? Bạn cần phải có những kiến thức cơ bản này để nhận biết khi có bất thường, ngay cả khi chỉ là mắc bệnh nhẹ. Khi mắt không khỏe thì sẽ trông hơi mơ màng và mí mắt thứ ba hơi ửng hồng.

Nếu có điều gì đó không ổn, hãy lên lịch hẹn khám với bác sĩ thú y

Một khi bạn đã biết lúc mèo “bình thường” sẽ trông ra sao thì bạn có thể xác định các dấu hiệu nhiễm trùng chính xác hơn, chẳng hạn như mắt đỏ, chảy nước mắt, nheo mắt và dụi mắt.

Tuy nhiên, điều quan trọng là bạn không nên tự mình chẩn đoán các triệu chứng này. Dấu hiệu của các vấn đề về mắt thường rất chung chung, có thể là do nhiều nguyên nhân, bao gồm nhiễm trùng và các bệnh trong mắt. Chỉ khi bạn hiểu được nguyên nhân gây ra những dấu hiệu không cụ thể đó thì bạn mới xác định được phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu bạn nhận thấy có điều gì đó không ổn với mắt mèo, bạn nên lên lịch hẹn bác sĩ thú y ngay lập tức. Không nhất thiết phải xem đó là trường hợp khẩn cấp, nhưng bạn nên cố gắng đưa mèo đến bác sĩ ngay hôm đó.

Không tự chẩn đoán bệnh

Nhiều con mèo được đưa đến các bác sĩ thú y với triệu chứng mắt đỏ và các triệu chứng dễ dàng nhận thấy khác, cho thấy chúng bị viêm kết mạc. Viêm kết mạc là bệnh màng nhầy bao phủ bên trong mí mắt và các bộ phận của mắt (kết mạc) bị viêm. Có thể có nhiều nguyên nhân gây viêm kết mạc như nhiễm khuẩn, nhiễm virus và chấn thương.

Holt cảnh báo nguyên nhân gây ra các bệnh nhiễm trùng có thể sẽ tái phát nhiều lần, vì có một số bệnh dễ chuyển sang mãn tính. Cô cho biết: “Một trong những sinh vật lây nhiễm phổ biến nhất gây viêm kết mạc là virus herpes ở mèo, virut này có thể lây bệnh nhiều lần. Vì vậy, bạn có thể phải trị bệnh cho mắt mèo nhiều lần trong suốt vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Thật vậy, Virus Herpes còn là nguyên nhân chính gây bệnh bề mặt của mắt mèo nữa”. Chấn thương cũng là một tác nhân gây bệnh. Nếu mắt mèo bị trầy xước do va quệt nhánh cây hoặc bị móng vuốt của một con mèo khác cào phải thì mắt sẽ bị tổn thương, dẫn đến nhiễm trùng và cần được điều trị. Chấn thương và một số loại tác nhân gây nhiễm trùng (ví dụ như virus herpes mèo) cũng có thể dẫn đến lở loét, xói mòn mô trên bề mặt của mắt.

Một lý do khác mà chủ vật nuôi không nên cố gắng chẩn đoán nhiễm trùng mắt mèo mà không có sự hỗ trợ chuyên môn là vì các dấu hiệu như chảy nước mắt, mắt đỏ và nheo mắt có thể không nhất thiết do nhiễm trùng. Một số con mèo mắc bệnh khô mắt khi chúng trưởng thành. Và có nhiều loại bệnh ung thư khác nhau có thể phát triển trong mắt. Đây là lý do tại sao bạn cần phải hiểu được cấu trúc mắt mèo trông như thế nào để dễ dàng nhận biết khi có thay đổi.

Hãy để các chuyên gia chẩn đoán bệnh

Bởi vì các triệu chứng nhiễm trùng mắt rất không rõ ràng nên các bác sĩ thú y cần sử dụng vô số các công cụ để hiểu rõ bản chất vấn đề. Đầu tiên, tôi sẽ nhìn vào phần nào của mắt màu đỏ. Có thể vấn đề chỉ xảy ra ở phần mí mắt, chứ không phải toàn bộ cầu mắt. Nếu là mắt, tôi sẽ đặt thuốc màu vào đó để tìm vết trầy xước hoặc vết loét. Đối với những trường hợp khó chẩn đoán hơn, tôi có thể sử dụng kính soi đáy mắt — một loại kính soi mắt cầm tay giúp tôi nhìn rõ võng mạc và các buồng mắt để phát hiện các dấu hiệu như dịch viêm.

Nhận biết phương thức điều trị

Các phương pháp điều trị nhiễm trùng mắt có thể là thuốc bôi gồm thuốc giảm đau và thuốc mỡ, thuốc uống và phẫu thuật mắt.

Nếu con mèo của bạn được chẩn đoán mắt có bệnh và cần phải uống thuốc, nhỏ thuốc hoặc bôi thuốc mỡ thì bác sĩ thú y sẽ hướng dẫn bạn cách điều trị an toàn và không gây đau đớn nhất có thể. Tuy nhiên, cho dù là một nhiệm vụ dễ dàng nhưng cũng phụ thuộc rất nhiều vào con mèo nhà bạn.

Nếu nhiễm trùng do trầy xước hoặc lở loét thì bác sĩ thú y thường sẽ điều trị chỗ bị đau bằng thuốc nhỏ và thuốc uống giảm đau. Tuy nhiên, nếu tình hình không được cải thiện thì chúng tôi có thể phải làm các phẫu thuật để bệnh mau lành.

Nên dừng điều trị nếu cần để giảm căng thẳng

Nếu mèo không nhất thiết phải tuân thủ liệu pháp điều trị bằng thuốc thì có thể không tiếp tục điều trị. Căng thẳng có thể làm trầm trọng thêm các vấn đề về mắt, ngay cả khi mèo đang được điều trị. Quá trình điều trị sẽ gây nên áp lực nặng nề cho mèo và có thể khiến bệnh trở nên tồi tệ hơn, đặc biệt là với các bệnh nhiễm virus như herpes. Bạn phải xác định được tình trạng thân thiết giữa bạn và mèo như thế nào. Trận chiến điều trị có xứng đáng với kết quả cuối cùng không? Đặc biệt là nếu mèo mắc bệnh mãn tính và bạn có thể phải cho chúng dùng thuốc trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Nếu bạn rơi vào tình huống này, hãy nói chuyện với bác sĩ thú y về các lựa chọn điều trị khác.

Những điều không nên làm

Không nên sử dụng thuốc dùng cho người hoặc vật nuôi khác để điều trị nhiễm trùng mắt mèo. Không sử dụng thuốc nhỏ mắt không kê toa cho mèo, trừ nước mắt nhân tạo. Bất cứ thứ gì có thành phần thuốc đều có thể có tác dụng tiêu cực.

Một số chủ vật nuôi nghĩ rằng đôi mắt chó cũng giống như đôi mắt mèo, nhưng điều đó hoàn toàn không đúng. Thuốc mắt cho chó thường gây hại cho mèo. Điều này là do nhiều loại thuốc điều trị mắt chó có chứa cả thuốc kháng sinh và steroid. Steroid là thành phần thuốc hết sức thận trọng khi dùng cho mèo.