Độc tính Vitamin D ở mèo
Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều hòa cân bằng canxi và phốt pho trong cơ thể mèo. Nó cũng thúc đẩy duy trì canxi, do đó giúp hình thành xương và kiểm soát dây thần kinh, cơ bắp. Tuy nhiên, vì vitamin loại này hòa tan trong chất béo nên nếu ăn quá nhiều thì sẽ gây ra các bệnh nghiêm trọng (ví dụ: tích tụ tế bào mỡ trong cơ thể và trong gan).
Hóa chất được sử dụng để tiêu diệt động vật gặm nhấm là nguyên nhân gây ngộ độc vitamin D phổ biến nhất ở mèo, mặc dù việc sử dụng quá nhiều vitamin D trong chế độ dinh dưỡng hoặc các loại thuốc có hàm lượng vitamin D cao cũng là một trong các tác nhân. Mèo ở mọi lứa tuổi đều nhạy cảm, nhưng mèo con có nguy cơ ngộ độc cao hơn.
Các triệu chứng và loại ngộ độc
Các triệu chứng thường phát triển trong vòng 12-36 giờ sau khi tiêu hóa thuốc diệt chuột. Tuy nhiên, thời gian để nhận thấy các triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào nguồn chứa độc tính vitamin D. Các triệu chứng như vậy có thể bao gồm:
- Nôn mửa
- Suy yếu
- Trầm cảm
- Chán ăn
- Khát nước nhiều (polydipsia)
- Tiểu tiện nhiều (polyuria)
- Phân màu đen có máu
- Nôn mửa có máu
- Sút cân
- Táo bón
- Co giật
- Run cơ
- Đau bụng
- Chảy nước dãi quá nhiều
Nguyên nhân
- Tình cờ nuốt phải các hóa chất diệt loài gặm nhấm
- Sử dụng quá nhiều chất bổ sung giàu vitamin D
Chẩn đoán
Bác sĩ thú y sẽ xem chi tiết quá trình tiêu thụ thức ăn của mèo và bất kỳ chất bổ sung nào đang được sử dụng. Họ cũng sẽ hỏi xem con mèo của bạn có tiếp cận với các hóa chất diệt động vật gặm nhấm ở nhà hoặc trong sân nhà bạn hay không. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khám tổng quát, bao gồm các xét nghiệm thường quy trong phòng thí nghiệm như tổng phân tích tế bào máu, hồ sơ sinh hóa, chất điện giải và phân tích nước tiểu.
Nếu mèo của bạn bị ngộ độc vitamin D, hồ sơ sinh hóa sẽ chỉ ra nồng độ canxi và phốt pho cao bất thường trong máu. Hoặc cũng có thể chỉ ra mức kali thấp bất thường và chất thải nitơ tích tụ trong máu. Ở một số con mèo, hồ sơ sinh hóa thậm chí có thể chỉ ra mức độ men gan cao bất thường và mức protein thấp (được gọi là albumin) trong máu. Trong khi đó, phân tích nước tiểu sẽ chỉ ra mức độ protein và glucose cao bất thường trong nước tiểu.
Một số bệnh nhân có độc tính vitamin D khác nhau cũng cho thấy những hiện tượng đông máu khác nhau, như chảy máu từ các vùng cơ thể khác nhau do mất quá nhiều tiểu cầu (tế bào có chức năng làm đông máu).
Những xét nghiệm cụ thể hơn như đo lượng vitamin D trong máu và ECG (siêu âm tim) để đánh giá tình trạng tim mèo. Những bất thường như nhịp tim chậm không ổn định có thể được tìm thấy ở những con mèo bị nhiễm độc vitamin D.
Điều trị
Ngộ độc vitamin D là một trường hợp khẩn cấp cần được điều trị ngay lập tức và phải nhập viện. Trên thực tế, 72 giờ ban đầu rất quan trọng để cứu sống mèo. Nếu mèo chỉ mới tiêu thụ hợp chất có chứa lượng vitamin D độc hại thì bác sĩ thú y sẽ kích thích nôn mửa. Ngoài ra còn có các loại thuốc khác không cho hợp chất độc hại tiếp tục phân hủy trong cơ thể và ngăn tế bào tiếp tục hấp thụ vitamin D.
Để duy trì quá trình hydrat hóa thích hợp và điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải thì có thể sử dụng liệu pháp truyền dịch tĩnh mạch. Ngoài ra, dịch truyền tĩnh mạch rất quan trọng trong quá trình thúc đẩy bài tiết canxi qua nước tiểu.
Trong trường hợp mèo bị thiếu máu nặng, có thể cần phải truyền máu cho chúng. Nhiễm trùng do vi khuẩn thứ phát cũng thường liên quan đến độc tính vitamin D. Nếu rơi vào tình huống này thì nên dùng thuốc kháng sinh được kê toa để trị bệnh. Nếu mèo bị động kinh do nhiễm độc vitamin D thì bác sĩ thú y sẽ kê toa thuốc chống động kinh.
Sống và kiểm soát
Do phải nhập viện kéo dài nên quá trình điều trị cho mèo bị ngộ độc vitamin D sẽ rất tốn kém và cần kiên trì. Để theo dõi tiến trình điều trị, cần kiểm tra định kỳ trong phòng thí nghiệm, gồm xác định nồng độ canxi và phốt pho ở mèo.
Phòng ngừa
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ngộ độc vitamin D ở mèo là để các thuốc diệt động vật gặm nhấm ngoài tầm với của mèo và tư vấn bác sĩ thú y trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng của thú cưng và bắt đầu chế độ bổ sung vitamin D.