Thoái hóa bộ phận tạo hình ảnh trong mắt mèo

2785
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Thoái hóa võng mạc ở mèo

Võng mạc là phần màng mô bên trong mắt, là phần nhạy sáng của mắt hoạt động như chiếc máy ảnh của não, truyền hình ảnh qua các cấu trúc tế bào que và tế bào hình nón, cho phép con vật trải nghiệm việc nhìn được. Võng mạc là một phần của hệ thống thần kinh trung ương (CNS) và là phần duy nhất của hệ thống thần kinh trung ương có thể dễ dàng chụp ảnh và kiểm tra. Khi mắc chứng thoái hoá võng mạc, các tế bào võng mạc bắt đầu bị suy giảm chức năng, dẫn đến thị lực bị suy yếu hoặc thậm chí bị mù. Có nhiều nguyên nhân gây thoái hoá võng mạc.

Triệu chứng và các dạng bệnh

  • Không nhìn được vào ban đêm trở thành không nhìn được cả vào ban ngày
  • Đồng tử giãn nở
  • Không có khả năng nhìn rõ trong ánh sáng chói
  • Trong một số trường hợp, có thể chỉ có tầm nhìn trung tâm bị mất, con vật vẫn giữ được tầm nhìn ngoại vi
  • Đồng tử có phản ứng bất thường với ánh sáng
  • Cấu trúc võng mạc phát hiện có bất thường khi bác sĩ kiểm tra bằng kính soi đáy mắt; có khả năng bị đục thuỷ tinh thể
  • Gan cũng có thể bị ảnh hưởng, có thể bị béo phì
  • Chứng teo võng mạc tiến triển (PRA)
  • Sự phát triển bất thường của các tế bào nhạy sáng trong võng mạc thấy ở giống mèo Abyssinians Mèo nhỏ ở giống Persians, Siamese, và domestic shorthairs cũng có thể xuất hiện tình trạng này.
  • Việc mất thị lực trở nên tồi tệ hơn theo thời gian (có thể do một số enzyme gây ra)
  • Độ tuổi và phạm vi
  • Teo võng mạc tiến triển sớm có thể xảy ra với mèo từ bốn tháng tuổi đến hai năm tuổi
  • Dấu hiệu lâm sàng của teo võng mạc tiến triển muộn xảy ra ở mèo già hơn, khoảng 4-6 năm tuổi

Nguyên nhân

  • Di truyền
    ○ Thoái hóa di truyền hiếm thấy ở mèo do chế độ dinh dưỡng tốt hơn
    ○ Rối loạn tiêu hóa thanh ở giống mèo Abyssinians – xuất hiện khoảng bốn tháng tuổi
    ○ Đặc trưng bởi sự hình thành và phát triển của một nhóm tế bào bị lỗi, dần dần trở nên kém chức năng qua các thế hệ
    ○ Thoái hóa tế bào hình nón ở giống mè Abyssinians – xuất hiện khi mèo khoảng hai năm tuổi.
    ○ Tình trạng này cũng được thấy ở giống mèo Persians và domestic shorthair
  • Thoái hóa
    ○ Bệnh tăng nhãn áp lâu dài, sẹo viêm hoặc tách võng mạc do chấn thương
    Cấu trúc bất thường
    ○ Cấu trúc bất thường lúc mới sinh hoặc phát triển bất thường võng mạc theo năm tháng
  • Chuyển hóa
    ○ Không đủ hoặc dư lượng enzym nhất định
  • Ung thư
    ○ Ung thư từ các bộ phận khác của cơ thể đã lan đến võng mạc
  • Dinh dưỡng
    ○ Thiếu vitamin A hoặc E
    ○ Thiếu hụt axit amin taurine là một nguyên nhân gây bệnh ở mèo.
  • Truyền nhiễm / Miễn dịch
    ○ Nhiễm trùng võng mạc hoặc nhiễm trùng lây lan từ các bộ phận khác của cơ thể
  • Chất độc
    ○ Phản ứng bất lợi đối với một số loại thuốc cụ thể

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp cho bác sĩ lịch sử toàn diện về tình hình sức khoẻ của chú mèo của bạn, khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng và các sự cố khả dĩ có thể dẫn đến tình trạng này, chẳng hạn như chấn thương hoặc tiếp xúc với các chất độc hại. Chế độ ăn của mèo cũng sẽ được xem xét vì đây cũng có thể là nguyên nhân tác động. Thành phần có chứa taurine sẽ được bổ sung vào chế độ ăn của mèo, nhưng vì mèo đã có tiền sử thoái hóa võng mạc do thiếu hụt taurine nên bác sĩ thú y của bạn sẽ muốn đảm bảo rằng mèo của bạn đang nhận đủ lượng cần thiết trong chế độ ăn của nó.

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện việc khám sức khoẻ toàn diện cho mèo của bạn, xem xét loài giống để xem liệu có khả năng mắc bệnh từ di truyền hay không. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm tiêu chuẩn bao gồm hồ sơ hoá học máu, xét nghiệm lượng máu hoàn chỉnh, xét nghiệm điện phân và phân tích nước tiểu, để loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác.

Việc khám sức khoẻ sẽ đi cùng với khám mắt toàn diện sử dụng một kính hiển vi đèn khe. Trong quá trình kiểm trả, võng mạc ở mặt sau của mắt sẽ được quan sát kỹ càng xem có bất kỳ bất thường nào không và hoạt động xung điện của võng mạc cũng sẽ được đo lại.

Xét nghiệm di truyền cũng có thể cần thực hiện nếu mèo của bạn thuộc giống dễ mắc bệnh di truyền về võng mạc. Ngoài ra, nguyên nhân nội tiết tố cũng có thể gây nên bệnh về võng mạc, và điều này cũng sẽ được xem xét. Chụp X-quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể được sử dụng hiệu quả để loại trừ sàng lọc ảnh hưởng của những bất thường về nội tiết tố.

Điều trị

Không có cách chữa trị triệt để cho bệnh thoái hoá võng mạc. Vì chế độ ăn uống có thể gây thoái hoá võng mạc, bạn cần đảm bảo mèo của bạn nhận được 500-700 ppm taurine trong chế độ ăn uống của nó để cải thiện hoặc giảm thiểu sự thoái hoá đã xảy ra. Việc phẫu thuật sẽ không được chỉ định nếu mắt của mèo không bị mù và không đau. Hiện tại, không có loại thuốc nào có thể hoàn toàn chữa trị thoái hoá võng mạc.

Chăm sóc

Những con mèo bị mù do thoái hoá võng mạc thường không đau đớn, vì vậy chúng có thể tiếp tục sống khoẻ manh bình thường một khi chúng đã học cách bù đắp cho sự khiếm khuyết ở mắt bằng cách phát triển các giác quan khác của chúng.

Nếu mèo của bạn bị mù ở cả hai mắt, hãy nhớ giữ mèo trong nhà mọi lúc để tránh nguy cơ chúng bị thương hoặc bị tấn công. Cần có các cuộc tái khám để bác sĩ thú y kiểm tra mắt chú mèo của bạn, tránh thoái hoá võng mạc nặng thêm tiến triển thành đục thuỷ tinh thể, bệnh tăng nhãn áp hoặc viêm màng bồ đào.

Không để mèo của bạn tiếp tục sinh sản một khi nó đã được chẩn đoán bị thoái hoá võng mạc, vì bệnh thường được di truyền qua gen. Để ngăn ngừa thoái hoá võng mạc gây ra bởi chế độ ăn uống không đầy đủ hãy đảm bảo nuôi mèo của bạn với một chế độ ăn uống có thành phần chứa 500-750 ppm taurine trong đó.