Hô hấp nhân tạo là kỹ thuật cứu sống được thực hiện khi một chú chó ngừng thở. Tim khi đó có thể không thể đập nữa. Khó thở không phải chỉ có nguyên nhân xuất phát từ chính bản thân nó mà còn là tín hiệu cho thấy đây là dấu hiệu bệnh thứ cấp cho một tình trạng nguy hiểm hơn xảy ra ở bộ phận khác trên cơ thể. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phải điều trị bệnh khó thở một cách nghiêm túc – thậm chí là khi chỉ một dấu hiệu nhỏ xuất hiện.
Có thể phải tiến hành CPR hồi sức tim phổi) nếu tình trạng này làm tim bị tổn thương.
Triệu chứng
Thở yếu, thở ngắt quãng và thở hổn hển tất cả đều có thể là những biểu hiện của vấn đề, và thường đi kèm với sốc. Các biểu hiện của khó thở khác bao gồm tình trạng lười vận động, lờ đờ, hoặc đứng với khuỷu chân hướng ra ngoài (khuỷu chân khuỳnh ra hai bên)
Nguyên nhân chính
Sốc, nhiễm khuẩn ở phổi, đột quỵ vì nhiệt (sốc nhiệt), đầy hơi, bệnh giun sán và rối loạn hô hấp có thể đều là nguyên nhân dẫn đến khó thở bởi có thể có vật cản nằm ở đường hô hấp (xem thêm “ “Nghẹt thở” để có hướng dẫn trong trường hợp khẩn cấp.
Điều trị
Có hai phương pháp hô hấp nhân tạo: ép ngực và hô hấp miệng-mũi
Phương pháp ép ngực
Kỹ thuật hô hấp nhân tạo này sử dụng lực ấn vào thành ngực, do đó ép không khí ra ngoài. Độ giật đàn hồi của ngực sẽ giúp hút không khí trở lại ngực.
1. Kiểm tra nhịp tim chú chó (cảm giác động mạch ở đùi trong)
2. Đặt chú chó nằm nghiêng sang bên phải
3. Kéo lưỡi ra phía ngoài và làm sạch đường thở, kiểm tra xem có vật lạ nào ở miệng hoặc cổ hộng không. Nếu cần thiết, có thể tiến hành thủ thuật sơ cứu Heimlich maneuver (phương pháp đẩy bụng)
4. Đặt tay lên ngực và ấn mạnh xuống. Nghe thấy tiếng không khí thoát ra ngoài từ hơi thở.
5. Ngừng ép ngực và lắng nghe tiếng không khi di chuyển vào bên trong
6. Lặp lại động tác cho đến khi chú chó của bạn bắt đầu thở
Phương pháp hô hấp miệng-mũi (sử dụng kỹ thuật này nếu phương pháp ép ngực không hiệu quả)
Hô hấp nhân tạo cho chó có cân nặng ít hơn 14kg (chó con hoặc chó nhỏ)
1. Đặt chú chó nằm sang bên phải
2. Kéo lưỡi ra phía trước miệng, thẳng song song với răng nanh để lúc bạn đóng miệng chú chó thì không bị cản trở bởi lưỡi
3. Kiểm tra dị vật ở miệng hoặc cổ họng và làm sạch đường thở
4. Đặt miệng của bạn gần với mũi chú chó và chậm chậm thổi khí vào lỗ mũi cho đến khi bạn thấy ngực mở rộng (bất kỳ lượng không khí dư thừa nào cũng sẽ được thải ra ngoài thông qua đường miệng chú chó)
5. Ngừng thổi và đợi phổi xẹp xuống
6. Nếu ngực không mở rộng, bạn cần thổi mạnh hơn, trong khi đó dùng tay nắm lấy mõm chú chó để hai môi của nó đóng lại.
7. Lặp lại bước 4 và 5 sau mỗi hai đến ba giây cho đến khi chú chó bắt đầu thở lại, kiểm tra nhịp đập mạch mỗi một phút.
8. Nếu tim chú chó ngừng đập, sử dụng cả hai biện pháp CPR và hô hấp nhân tạo.
9. Nhờ sự giúp đã từ bác sỹ thú y hoặc cấp cứu từ bệnh viện càng sớm càng tốt.
Hô hấp nhân tạo cho những con chó có cân nặng trên 14kg (chó cân nặng trung bình hoặc lớn)
Làm theo các bước giống như đối với những con chó nhỏ, trừ việc hai môi của nó cần phải được khép chặt lại ngay từ bước đầu tiên. Đóng mõm chó lại bằng cách nắm tay quanh miệng chú chó và tiến hành thổi hơi một lần sau mỗi ba giây
Chăm sóc
Bác sỹ thú y có khả năng xác định được nguyên nhân căn bản gây ra tình trạng khó thở ở chú chó bằng cách sử dụng rất nhiều biện pháp, bao gồm chụp X quang ngực, đo độ oxy bão hòa trong máu, và đo khí máu. Phương pháp điều trị được đưa ra dựa trên việc chẩn đoán.
Phòng ngừa
Khó thở do nhiều nguyên nhân gây ra do vậy rất khó để phòng ngừa. Tập luyện, chế độ ăn lành mạnh và chế độ chăm sóc sức khỏe hằng ngày tất cả đều góp phần vào việc ngăn ngừa các vấn đề về hô hấp. Loại bỏ các vật nhỏ hoặc các vật làm cho chú chó của bạn thích thú xung quanh nhà (hoặc sân) có thể giúp ngăn ngừa việc chú chó của bạn vô tình nuốt phải dị vật do tò mò