9 Dấu hiệu cho thấy boss nhà bạn đang ghen tức (và làm thế nào để ngăn chặn điều đó)

14384
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Thỉnh thoảng, bạn sẽ thấy thú nuôi hành xử như thể chúng đang ganh tị. Chẳng hạn như khi chúng ta cúi xuống để nựng một con chó khác thì chú chó con nhà bạn sẽ nhảy xổ vào và hất tay bạn ra khỏi người con chó kia. Mèo có thể kêu meo meo quá nhiều khi bạn không chú ý đến nó hoặc một con chó có thể rên rỉ khó chịu khi một con vật khác trong nhà được cho ăn vặt nhưng nó thì không được. Nhưng những hành vi này có phải là những hành vi ghen tị không? Các chuyên gia không cho là như vậy.

Thú cưng không biểu hiện sự ghen tuông theo đúng nghĩa đen của từ này. Nếu chúng thực sự ganh ghét những con vật khác thì chúng sẽ có những hành vi quyết đoán, cảm tính hoặc thô lỗ, ví dụ, hăm dọa những con vật làm mếch lòng chúng hoặc phân cấp xã hội – tức là vật nuôi có thứ bậc cao sẽ thay thế những con yếu kém hơn.

Mặt khác, một nghiên cứu gần đây phát hiện rằng chó “có nhiều biểu hiện thể hiện hành vi ghen tuông hơn (ví dụ: nhãy vồ, chen vào giữa chủ và đồ vật, đẩy/chạm vào vật thể/chủ) khi chủ có hành vi trìu mến trước một đồ vật có liên quan đến một con chó khác [một món đồ chơi hoạt hình chuyển động và phát nhạc] so với các đồ vật vô tri khác [một cuốn sách dành cho trẻ em và một chiếc đèn lồng bằng nhựa]”.

Các nhà nghiên cứu đặt ra câu hỏi liệu vật nuôi có cùng một loại cảm giác ghen tuông như con người không khi một chó/mèo muốn nhận được sự chú ý của bạn hay muốn lấy lại đồ chơi yêu thích của chúng. Chúng ta không biết liệu trạng thái cảm xúc của một con vật có tương đương với những gì mà mọi người cho là ghen tuông hay không. Trong hầu hết các trường hợp, tốt hơn nên xem đó là một tình huống cạnh tranh, tức là vật nuôi đang cạnh tranh với một cá thể khác — con người, chó, mèo,… vì một thứ gì đó mà nó muốn.

Hành vi thể hiện sự ghen tuông của vật nuôi

Bất kể bạn gọi biểu hiện đó là gì thì kiểu hành vi này thường là hành vi không mong muốn hoặc là hành vi tiêu cực. Dưới đây là một số hành vi giống như ghen tuông mà chủ nuôi nên theo dõi:

    1. Hành hung. Hành vi này thường biểu hiện ở dạng: cắn hoặc cào con vật hoặc người nhận được nhiều sự chú ý hơn chúng.
    2. Đi vào phòng tắm trong nhà. Thú cưng của chúng ta không thể diễn đạt ý nghĩ và cảm xúc bằng lời nói, thay vào đó, đôi khi chúng thể hiện cảm xúc bằng hành động. Nếu bạn thấy chúng đi tiểu hoặc đi đại tiện ở những nơi không đúng quy định thì có thể là chúng đang cố nói cho bạn điều gì đó.
    3. Chú ý nhiều hơn vào chủ. Vật nuôi ôm ấp gần gũi với bạn và đột nhiên liếm tay hoặc mặt bạn. Đây là những dấu hiệu thổ lộ tình cảm và chúng đang cố gắng thu hút sự chú ý của bạn.
    4. Hành vi huênh hoang. Hành vi này thường thể hiện dưới hình thức vật nuôi “cấm một người hoặc động vật khác không được thường xuyên di chuyển tự do hoặc tự đưa mình vào tình huống đòi hỏi sự chú ý của chủ nhân”.
    5. Gầm gừ, rít lên hoặc đánh nhau với thú cưng khác. Đây là vấn đề có thể xảy ra nếu nhà bạn nuôi nhiều thú cưng, chúng có thể đánh nhau để tranh giành sự chú ý của chủ hoặc thức ăn, nước uống, đồ chơi, …
    6. Cố dọa người lạ. Vật nuôi có thể sủa to hơn, rít lên hoặc gầm gừ khi chào đón chủ hoặc có khách đến.
    7. Chơi những trò tinh nghịch. Chắc chắn đây là dấu hiệu cho thấy thú cưng đang cố thu hút sự chú ý của bạn.
    8. Tụ tập ở không gian của bạn. Đôi khi, mèo sẽ nằm trên bàn làm việc hoặc ngồi trên bàn phím máy tính của bạn để thu hút sự chú ý hoặc thậm chí hất mọi thứ ra khỏi bàn. Một con chó có thể nhổm dậy và cầu xin hoặc ngồi trên hai chân sau để được bạn nhìn đến.
    9. Rời khỏi phòng. Khi vật nuôi nổi giận, chúng có khuynh hướng rút lui.

Nguyên nhân dẫn đến hành vi giống như ghen tuông ở vật nuôi

Theo các chuyên gia, hành vi giống như ghen tuông ở vật nuôi thường cho thấy sự nhàm chán hoặc mưu đồ thu hút sự chú ý của chủ. Đôi khi cũng giống như con người, chúng có thể cảm thấy không an toàn. Lúc đó, chó hoặc mèo cần được chú ý nhiều hơn, âu yếm nhiều hơn và cần có các hoạt động khiến chúng luôn ở trạng thái bận rộn, không bị nhàm chán. Thỉnh thoảng, thú nuôi chỉ muốn chủ của chúng và không muốn cùng chia sẻ với bất kỳ ai.

Trong những hoàn cảnh như vậy, có nhiều suy nghĩ có thể xuất hiện trong đầu thú nuôi là: Tôi thấy bạn đang làm điều gì đó, trông bạn có vẻ vui, tôi muốn cái đó. Thiếu thức ăn, nước uống, đồ chơi (chỉ có một đồ chơi cho nhiều vật nuôi), xung đột, không gian quá rộng lớn, căng thẳng, ít tập thể dục, yếu tố di truyền cũng có thể gây ra hành vi ganh tị.

Chủ nuôi cần quan tâm hơn nếu có một con vật hoặc thành viên trong gia đình nhận được sự chú ý nhiều hơn những con khác hoặc nếu có thú nuôi hoặc thành viên mới trong gia đình hoặc nếu có sự bất bình đẳng về lượng thức ăn hoặc loại đồ ăn giữa các thú nuôi.

Làm thế nào để ngăn hành vi ghen tuông ở vật nuôi

Dưới đây là một số mẹo loại bỏ hành vi ghen tuông ngay từ khi xuất hiện và trước khi mất kiểm soát:

  • Ghi lại các trường hợp xuất hiện dấu hiệu ghen tuông/hung hăng, từ đó, bạn sẽ biết mình cần phải làm gì. Thói quen này cũng có thể giúp ích trong quá trình theo dõi các hành vi mất kiểm soát và bạn có thể chia sẻ những gì ghi chép được với bác sĩ thú y hoặc các chuyên gia nghiên cứu về hành vi động vật.
  • Tránh tập trung quá nhiều vào thú cưng này so với thú cưng khác.
  • Huấn luyện chó luôn cảm thấy an toàn khi ở trong lồng, để chúng có thể thư giãn trong lúc “hết giờ vui chơi”. Đồng thời, hãy tạo không gian riêng cho mèo.
  • Cho các vật nuôi ăn ở những nơi tách biệt để tránh xung đột trong giờ ăn.
  • Phớt lờ vật nuôi khi bạn về nhà để chúng không cảm thấy đang được chú ý nhiều hơn những con khác. Mức độ phấn khích cảm xúc sẽ giảm bớt, ngăn chặn các dấu hiệu gây hấn xảy ra.
  • Mang dây xích chó cho cả hai con khi đi bộ cùng lúc và hãy là một người chỉ đạo dịu dàng để kiểm soát tình huống tốt hơn.
  • Không dùng sinh mệnh của con vật này để đánh đổi con vật khác.
  • Có ít nhất hai đồ chơi và giường ngủ. Không sử dụng đồ chơi được làm từ thực phẩm nếu bạn không thể giám sát chúng.
  • Bắt kịp những hành vi tốt của vật nuôi, cho chúng sự chú ý và khen ngợi khi chúng hành động theo cách bạn muốn.
  • Kiểm soát các hành vi không mong muốn và đảm bảo duy trì đời sống tinh thần lành mạnh cho vật nuôi là chìa khóa để tránh những tình huống gây bực dọc sau này. Là người nuôi động vật, chúng ta cần phải hiểu được các nhu cầu thể chất và tinh thần của chúng, giống như những gì chúng ta làm cho con cái mình. Vật nuôi chỉ muốn cảm nhận được tình yêu thương từ con người.