Bệnh táo bón ở mèo

5497
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Một chú mèo nên đại tiện bao nhiêu lần? Phân mèo trông như thế nào là bình thường?

Chất thải đường ruột của mèo thường đa dạng, nhưng hầu hết những chú mèo sẽ đại tiện ít nhất một lần mỗi ngày. Thông thường, phân mèo có màu nâu đậm và tốt hơn là trông có hình dạng. Nếu chú mèo của bạn đại tiện ít thường xuyên hơn và gặp một số khó khăn, chú mèo có thể bị táo bón hoặc bị bí trung đại tiện.

Bệnh táo bón và bí trung đại tiện ở mèo

Táo bón là bệnh đại tiện không thường xuyên, không đầy đủ hoặc khó khăn, bài tiết ra phân cứng hoặc khô. Bệnh bí trung đại tiện là táo bón rõ rệt, khó kiểm soát hoặc không phản ứng với điều trị y tế. Bệnh bí trung đại tiện là do phân khô và cứng tắc lại, kéo dài; mèo mắc bệnh này không thể đi đại tiện được. Đây là bệnh tương đối phổ biến ở mèo

Triệu chứng

  • Căng thẳng khi đại tiện với khối lượng phân nhỏ hoặc không có
  • Phân khô, cứng
  • Đại tiện không thường xuyên hoặc hoàn toàn không đại tiện
  • Một lượng phân lỏng nhỏ có chất nhầy – đôi khi có máu, xuất hiện khi tình trạng khó đại tiện kéo dài (gọi là chứng buốt mót)
  • Thỉnh thoảng nôn mửa
  • Chán ăn
  • Suy nhược
  • Ruột già (ruột kết) đầy chất thải cứng, kết lại
  • Sưng xung quanh hậu môn

Nguyên nhân

  • Nuốt phải xương
  • Nuốt phải tóc
  • Chất lạ
  • Chất xơ dư thừa trong chế độ ăn uống
  • Thiếu nước
  • Thiếu vận động
  • Chấn thương
  • Tắc nghẽn đường ruột
  • Suy nhược/ yếu cơ – cơ ruột không thể di chuyển chất thải
  • Lượng canxi trong máu thấp
  • Mức hormone tuyến cận giáp cao (quan trọng đối với việc hấp thụ canxi)
  • Lượng kali trong máu thấp
  • Mức hormone tuyến giáp trong máu thấp
  • Thay đổi môi trường – nhập viện, di chuyển, hộp đại tiện bẩn
  • Căng thẳng
  • Béo phì
  • Bạo lực giữa những chú mèo – mèo sợ sử dụng hộp đại tiện vì sợ con mèo khác
  • Không thể bước đến khu vực đi vệ sinh

Chẩn đoán

Bạn sẽ cần phải cung cấp cho bác sĩ thú y một tiểu sử chi tiết về sức khỏe của chú mèo, bao gồm tiểu sử các triệu chứng, và các yếu tố tiềm tàng có thể là tiền đề của bệnh này.

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một kiểm tra thể chất chi tiết trên chú mèo của bạn, bao gồm xét nghiệm máu hóa học, xét nghiệm máu toàn phần, một bảng điện giải và phân tích nước tiểu.

Chụp X-quang rất quan trọng nhằm quan sát bụng và đường ruột để xác định mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn. Siêu âm hình ảnh bụng có thể cho thấy hình ảnh chính xác hơn. Bác sĩ thú y cũng có thể chọn sử dụng phương pháp nội soi (một công cụ chẩn đoán được đưa vào ruột kết để quan sát bên trong) để chẩn đoán và xác định khối lượng, độ cứng, hoặc tổn thương khác ở đại tràng và trực tràng.

Cách giúp đỡ mèo bị táo bón và bí trung đại tiện

Nếu mèo của bạn bị mất nước hoặc bị bí trung đại tiện (khó kiểm soát chứng táo bón hoặc không phản ứng với điều trị), thì nó cần điều trị nội trú. Liệu pháp truyền dịch sẽ được chỉ định, và nếu mèo của bạn đang uống loại thuốc mà có thể gây ra táo bón, chúng nên dừng thuốc và/hoặc thay thế.

Bạn có thể cho mèo chế độ ăn uống bổ sung với tác nhân tạo khối cho phân (như là cám, hợp chất hấp thụ nước, bí ngô đóng hộp, mã đề) để giảm táo bón, mặc dù các tác nhân này đôi khi có thể làm trầm trọng thêm sự tắc phân trong ruột kết. Nếu điều này xảy ra, bạn sẽ cần cho mèo ăn một chế độ ăn ít chất cặn.

Sau khi bác sĩ xác định rằng mèo của bạn đã được bù nước đầy đủ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ phân thủ công, lúc đó mèo của bạn được gây mê toàn thân. Nếu sự tắc nghẽn không quá nghiêm trọng, dụng cụ thụt có thể giúp nới lỏng hoặc trục khối chất thải ra, nhưng nhìn chung, khối chất thải phải được loại bỏ bằng tay. Bác sĩ thú y có thể làm điều này bằng tay hoặc bằng kẹp. Nếu bệnh này là mãn tính, bác sĩ thú y có thể cần phải thực hiện thủ thuật phẫu thuật để cắt bỏ một phần đại tràng. Loại phẫu thuật này được gọi là phẫu thuật cắt bỏ đại tràng gần hoàn toàn, và có thể cần thiết đới với bệnh táo bón định kỳ, hoặc khi đại tràng đã bị hư hỏng đến mức không thể phục hồi.

Chăm sóc

Theo dõi tần suất đi đại tiện và độ đặc của phân ít nhất hai lần mỗi tuần trong thời gian đầu, và sau đó hàng tuần hoặc hai tuần một lần. Liên lạc với bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy phân mèo rất cứng, khô, hoặc mèo căng thẳng khi đi đại tiện. Bạn nên liên hệ với bác sĩ thú y nếu bạn nhận thấy chứng tiêu chảy, vì nó có thể nhanh chóng dẫn đến mất nước. Để ngăn ngừa tái phát, cho mèo ăn chế độ ăn được bác sĩ thú y chấp thuận và đảm bảo cho chú mèo của bạn luôn năng động