Những vấn đề về hô hấp ở mèo

32143
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng khó thở, hô hấp nhanh và thở hổn hển ở mèo

Hệ thống hô hấp có nhiều phần, bao gồm mũi, cổ họng (họng và thanh quản), khí quản và phổi. Không khí đi qua mũi và sau đó được đưa vào phổi, thông qua một quá trình được gọi là hít vào. Trong phổi, oxy được chuyển đến các tế bào hồng cầu. Sau đó các tế bào hồng cầu mang oxy đến các cơ quan khác trong cơ thể. Đây là một phần của quá trình vật lý của một cơ thể khỏe mạnh.

Trong khi oxy đang được chuyển đến các tế bào hồng cầu, CO2 sẽ được chuyển từ các tế bào hồng cầu vào phổi. Sau đó nó được chuyển qua mũi thông qua một quá trình được gọi là thở ra. Quá trình di chuyển theo chu kỳ này của hơi thở được kiểm soát bởi trung tâm hô hấp trong não và các dây thần kinh ở ngực. Các bệnh ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hoặc trung tâm hô hấp trong não, có thể vấn đề về hô hấp. Thở nặng nhọc hay thở khó khăn được gọi là khó thở, và thở quá nhanh được gọi là hô hấp nhanh (còn gọi là chứng thở nhanh).

Các vấn đề về hô hấp có thể ảnh hưởng đến mèo thuộc bất kỳ giống hoặc lứa tuổi nào, và vấn đề này có thể nhanh chóng gây nguy hiểm đến tính mạng. Nếu mèo của bạn đang gặp vấn đề về hô hấp, thì bạn nên đưa đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể.

Các triệu chứng và phân loại

Khó thở (dyspnea)

  • Bụng và ngực chuyển động khi thở
  • Có thể lỗ mũi sẽ nở ra khi thở
  • Hít thở bằng miệng
  • Hít thở với khuỷu tay chống ra xa cơ thể
  • Cổ và đầu cúi thấp và cúi về phía trước cơ thể (kéo căng ra)
  • Vấn đề có thể xảy ra khi hít vào (khó thở vào)
  • Vấn đề có thể xảy ra khi thở ra (khó thở ra)
  • Âm thở lớn (thở rít)

Thở nhanh (hô hấp nhanh)

  • Nhịp thở nhanh hơn bình thường
  • Thường ngậm miệng

Thở hổn hển

  • Thở nhanh
  • Thường thở nông
  • Mở miệng

Các triệu chứng khác, tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra vấn đề hô hấp

  • Ho

Nguyên nhân

Khó thở

Bệnh về mũi

  • Lỗ mũi nhỏ
  • Nhiễm vi trùng hoặc virus
  • Khối u
  • Chảy máu

Các bệnh về cổ họng và phần trên của khí quản

  • Vòm miệng quá dài (vòm miệng mềm kéo dài)
  • Khối u
  • Vật lạ bị mắc kẹt trong cổ họng

Các bệnh về phổi và phần dưới của khí quản

  • Nhiễm vi khuẩn hoặc virus (viêm phổi)
  • Suy tim có dịch trong phổi (phù phổi)
  • Chứng tim to
  • Nhiễm giun tim
  • Khối u
  • Tràn máu vào phổi

Các bệnh về đường hô hấp nhỏ trong phổi (phế quản và tiểu phế quản)

  • Nhiễm vi trùng hoặc virus
  • Khối u
  • Dị ứng
  • Hen suyễn

Các bệnh trong khoang ngực phần bao quanh phổi (khoang màng phổi)

  • Dịch do suy tim
  • Khí (tràn khí màng phổi)
  • Máu trong ngực (tràn máu màng phổi)
  • Khối u ở ngực

Các bệnh ở thành ngực

  • Tổn thương ở thành ngực (chấn thương)
  • Độc tố do bọ ve cắn làm tê liệt thành ngực
  • Độc tố botulinum làm tê liệt ngực

Các bệnh làm bụng to hoặc chướng

  • Gan to
  • Dạ dày chứa đầy khí (chướng bụng đầy hơi)
  • Dịch trong bụng (cổ chướng)

Thở nhanh

  • Mức oxy trong máu thấp (giảm oxy huyết)
  • Lượng hồng cầu thấp (chứng thiếu máu)
  • Hen suyễn
  • Dịch trong phổi do suy tim (phù phổi)
  • Dịch trong khoang ngực phần xung quanh phổi (tràn dịch màng phổi)
  • Tràn máu vào phổi
  • Khối u

Thở hổn hển

  • Đau
  • Thuốc
  • Thân nhiệt cao (sốt)

Chẩn đoán

Nếu mèo của bạn khó thở thì đây có thể là trường hợp khẩn cấp đe dọa tính mạng. Cần phải mang mèo đến bác sĩ thú y sớm nhất có thể. Bạn sẽ cần phải cung cấp thông tin về tình trạng sức khỏe trước đây của mèo, các triệu chứng khởi phát và các vấn đề xảy ra trước tình trạng này. Khi khám bệnh, bác sĩ thú y sẽ quan sát cẩn thận cách mèo thở, và sẽ nghe ngực của mèo để xem có tiếng thở tim hoặc dịch trong phổi không. Màu của nướu răng mèo cũng sẽ được kiểm tra cẩn thận vì màu sắc của nướu răng có thể cho biết liệu oxy có được chuyển đến các cơ quan (giảm oxy huyết) một cách hiệu quả hay không, hoặc có số lượng hồng cầu thấp (thiếu máu) hay không. Bác sĩ thú y có thể cố gắng làm cho con mèo ho bằng cách nhấn vào khí quản của nó. Nếu mèo bị khó thở nghiêm trọng, bác sĩ thú y sẽ cung cấp oxy cho mèo để giúp nó hô hấp trước khi thực hiện thêm bất kỳ xét nghiệm nào.

Các xét nghiệm chuẩn bao gồm công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và phân tích nước tiểu. Những xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ thú y xác định xem mèo có bị nhiễm trùng hay có số lượng hồng cầu thấp hay không. Chúng cũng sẽ cho biết cơ quan nội tạng của mèo có hoạt động bình thường hay không. Bác sĩ thú y cũng sẽ lấy mẫu máu để kiểm tra lượng oxy và CO2 trong máu của mèo. Điều này sẽ giúp xác định mức độ khó thở của mèo và để biết vấn đề nằm ở phổi hay ở vị trí khác trong ngực. Bác sĩ thú y cũng có thể lấy máu để xét nghiệm giun tim. Các công cụ chẩn đoán khác có thể sẽ được sử dụng là chụp X quang và siêu âm hình ảnh ngực, cả hai đều để kiểm tra tình trạng tim to, có thể dẫn đến suy tim, và để xem phổi có bình thường hay không. Cấu trúc bên trong của bụng cũng có thể được kiểm tra bằng phương pháp này. Nếu có dấu hiệu dịch tích tụ trong ngực, phổi hoặc bụng, một phần dịch đó sẽ được lấy ra để phân tích.

Nếu mèo có dấu hiệu của vấn đề về tim, bác sĩ thú y cũng có thể yêu cầu ECG (điện tâm đồ) để đo nhịp tim và hoạt động điện tim, cả hai đều xác định khả năng hoạt động bình thường của tim. Nếu vấn đề của mèo nằm ở mũi hoặc đường hô hấp, một thiết bị ghi hình nhỏ được gọi là máy nội soi có thể được sử dụng để quan sát kỹ hơn các khu vực này. Những thủ thuật này lần lượt được gọi là nội soi mũi và nội soi phế quản. Khi bác sĩ thú y kiểm tra cho mèo bằng nội soi, các mẫu dịch và tế bào có thể được lấy ra để phân tích sinh thiết.

Điều trị

Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào chẩn đoán cuối cùng mà bác sĩ thú y đưa ra đối với các vấn đề về hô hấp của mèo. Hầu hết các vấn đề hô hấp yêu cầu phải nhập viện cho đến khi tình trạng không có khả năng hô hấp đủ oxy được chữa khỏi. Mèo sẽ được cung cấp oxy để có thể hít thở và đưa oxy đến các cơ quan, và có thể sẽ phải dùng thuốc, bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) để giúp thú cưng hô hấp. Loại thuốc được kê sẽ dựa vào nguyên nhân gây ra vấn đề hô hấp. Hoạt động của mèo sẽ bị hạn chế cho đến khi vấn đề hô hấp được giải quyết hoặc có nhiều tiến triển tốt. Nghỉ ngơi trong chuồng có thể là một lựa chọn nếu bạn không có cách nào khác để hạn chế chuyển động của mèo, và bảo vệ mèo khỏi các vật nuôi khác hoặc trẻ em đang hoạt động là một phần quan trọng trong quá trình hồi phục.

Chăm sóc

Khi mèo có thể trở về nhà với bạn, cần phải tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của bác sĩ thú y. Cho mèo dùng thuốc theo chỉ dẫn, và thực hiện theo lịch theo dõi sự tiến triển do bác sĩ thú y đặt ra. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện lặp lại các xét nghiệm đã làm trước đó khi chẩn đoán thú cưng: công thức máu, xét nghiệm hóa sinh và chụp X-quang ngực. Tất cả đều quan trọng để biết được mèo đáp ứng với việc điều trị như thế nào.

Tùy thuộc vào vấn đề của mèo, mức độ hoạt động của nó có thể cần phải được giảm xuống trong suốt phần đời còn lại. Mèo có thể sẽ cần phải dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại. Nếu bạn thấy bất kỳ thay đổi nào trong cách mèo hô hấp, cần phải trao đổi với bác sĩ thú y ngay lập tức.