Bệnh suy tim sung huyết (bên trái) ở mèo

3332
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh suy tim sung huyết (bên trái) ở mèo

Trái tim có bốn khoang: hai buồng ở phía trên, tâm nhĩ phải và trái; hai buồng ở phía dưới, tâm thất trái và phải. Các buồng tim bên phải thu thập máu từ cơ thể và bơm nó vào phổi, nơi máu được oxy hoá. Máu giàu oxy sau đó được thu thập bởi các buồng tim bên trái, và từ đó nó được bơm vào các cơ quan khác nhau của cơ thể

Bệnh suy tim sung huyết bên trái là tình trạng khi mà các buồng tim bên trái của tim không thể bơm máu đi qua cơ thể đủ hiệu quả để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất, và thường dẫn đến kết tụ máu ở phổi. Máu từ tim bơm đi được ít, dẫn đến tim mệt mỏi, không thể vận động, có thể mèo còn ngất xỉu.

Các triệu chứng và phân loại

  • Thể chất yếu
  • Không thể vận động
  • Khó thở
  • Mèo đứng dáng đứng bất thường để giảm đau
  • Tăng nhịp tim
  • Tiếng thổi ở phổi ngắt quãng
  • Nướu chuyển sang màu nhạt/xám/xanh xao
  • Nướu răng nhợt nhạt hơn một lúc khi được đẩy bằng một ngón tay
  • Có thể có tiếng thổi tim
  • Mạch ở đùi mèo yếu

Nguyên nhân

Suy cơ ở tâm thất trái (buồng dưới bên trái của tim):

  • Nhiễm ký sinh trùng (ví dụ, nhiễm trùng giun đũa, nhưng điều này rất hiếm)
  • Tuyến giáp không hoạt động (hiếm)
  • Tuyến giáp hoạt động quá mức (đôi khi khiến việc bơm máu bị ảnh hưởng, nhưng thường là nguyên nhân gây huyết áp cao)

Áp lực quá tải ở các buồng tim bên trái

  • Huyết áp cao khắp cơ thể
  • Thu hẹp động mạch chủ (mạch dẫn máu trực tiếp ra khỏi tim)
  • Khối u thất trái (hiếm)

Bất thường về kích thước các buồng tim bên trái (van hai lá ở phía bên trái của tim, tách tâm nhĩ trái khỏi tâm thất trái):

  • Sự phát triển bất thường của van hai lá
  • Xuất hiện một lỗ bất thường trên tường chia tâm thất (hai buồng đáy của tim)

Khó khăn trong việc bơm máu vào đầy các buồng tim bên trái

  • Túi xung quanh tim chứa nhiều chất lỏng, khiến nhịp đập trái tim có vấn đề
  • Tình trạng viêm xung quanh tim
  • Bệnh về cơ tim
  • Bệnh về tim khiến kích thước tim tăng lên
  • Những khối u ở nhĩ trái (ví dụ, khối u và cục máu đông)
  • Xuất hiện cục máu đông ở phổi
  • Thu hẹp van hai lá (hiếm)

Rối loạn nhịp đập tim

  • Nhịp tim chậm
  • Nhịp tim tăng

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra sức khoẻ toàn diện cho mèo của bạn, có tính đến lịch sử sức khoẻ, thời gian khởi phát triệu chứng và các sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Xét nghiệm hồ sơ hoá học máu, xét nghiệm số lượng máu hoàn chỉnh, phân tích nước tiểu và phân tích điện giải sẽ được thực hiện để kiểm tra nguyên nhân cơ bản dẫn đến bệnh và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời xét nghiệm mẫu máu từ mèo để kiểm tra chức năng tuyến giáp.

Xem xét hình ảnh có thể được sử dụng để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh tim của mèo. Có thể sử dụng phương pháp chụp X quang và siêu âm, cũng như điện tâm đồ (ECG, hoặc EKG) để kiểm tra các xung điện trong cơ tim. Bảng điện tâm đồ có thể cho thấy bất kỳ sự bất thường nào trong truyền dẫn điện tim (nền tảng của khả năng tim co thắt/nhịp đập tim)

Điều trị

Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản chính xác của bệnh tim. Hầu hết những con mèo bị suy tim sung huyết bên trái có thể được điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, nếu con mèo của bạn đang gặp khó khăn trong việc thở, nó sẽ được đặt trong thiết bị chăm sóc đặc biệt (ICU) trong lồng oxy. Bác sĩ sẽ khuyên bạn nên cho mèo nhập viện nếu mèo của bạn có biểu hiện huyết áp thấp.

Phẫu thuật can thiệp có thể có lợi cho những con mèo có khuyết tật bẩm sinh, chẳng hạn như dị tật tim bẩm sinh và một số dạng bệnh van tim bẩm sinh.

Bác sĩ sẽ kê thuốc thích hợp cho việc chữa trị bệnh, và sẽ tư vấn cho bạn về chế độ ăn uống cùng với kế hoạch luyện tập thể chất giúp giảm huyết áp của mèo và giảm áp lực lên cơ tim, đồng thời hy vọng tăng cường khả năng bơm máu ở tim mèo.

Chăm sóc

Suy tim sung huyết bên trái là một căn bệnh nan y. Con mèo cần có giới hạn hoạt động ở một mức độ nhất định để giảm áp lực lên tim. Thường thì mèo vốn là loài dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, nhưng với tình trạng mèo đang mắc bệnh, để tránh khả năng nó hoạt động mạnh, bạn nên đặt một số rào cản ngăn việc này ở mèo (chẳng hạn cho mèo ở trong lồng nghỉ, hoặc tạo môi trường sống hạn chế chạy, nhảy). Mèo cũng cần một chế độ ăn giàu dinh dưỡng với lượng natri vừa phải. Chế độ ăn có thể cần hạn chế natri nghiêm trọng nếu bệnh nặng hơn, nhưng bác sĩ sẽ là người quyết định xem điều này có phù hợp hay không. Việc thay đổi chế độ ăn uống chỉ nên được thực hiện với sự chấp thuận của bác sĩ thú y.