Bệnh Parvo ở chó

4021
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Nhiễm khuẩn cấp Canine Parvovirus ở chó

Nhiễm khuẩn pravovirus (CPV) là một căn bệnh do vi rút rất dễ lây lan ở chó. Có hai dạng biểu hiện khi mắc CPV. Dạng phổ biến hơn là nhiễm khuẩn đường ruột, được đặc trưng bởi nôn mửa, tiêu chảy, sút cân, chán ăn (biếng ăn). Dạng ít phổ biến hơn là dạng ảnh hưởng đến tim, chúng tấn công cơ tim của những con chó còn non, đa phần từ sáu tuần đến sáu tháng tuổi, thường dẫn đến tử vong. Tỷ lệ nhiễm trùng parvovirus ở chó đã giảm đáng kể khi việc tiêm phòng sớm ở chó con phổ biến.

Dấu hiệu và triệu chứng khi mắc Parvo ở chó

Các triệu chứng chính khi chó nhiễm khuẩn Parvovirus liên quan đến đường ruột bao gồm:

Dạng nhiễm khuẩn CPV đường ruột ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể động vật, khiến con vật nhanh chóng mất nước và yếu đi do thiếu protein và sự hấp thu chất lỏng. Có thể dễ dàng nhận thấy các mô ướt ở miệng và mắt chuyển màu đỏ, tim đập nhanh. Khi bác sĩ thú y kiểm tra vùng bụng chú chó của bạn bằng cách chạm vào, chúng có thể phản ứng đau hoặc khó chịu. Chó bị nhiễm CPV cũng có khi bị hạ thân nhiệt (chứng hạ thân nhiệt), chứ không phải sốt.

Bệnh Parvo lây lan như thế nào?

Hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn CPV là do sự biến đổi gen do virus canine parvovirus gây nên: chủng gây bệnh chủ yếu này được gọi là chủng virus CPV – 2b. Có nhiều yếu tố có thể làm tăng khả năng nhiễm bệnh của chó đối với căn bệnh này, nhưng chủ yếu là parvovirus lây trực tiếp từ chó bị nhiễm bệnh hoặc gián tiếp khi tiếp xúc với phân của chó nhiễm bệnh. Trong phân của chó đã nhiễm bệnh có chứa nồng độ virus parvo cao, vì vậy khi một con chó khoẻ mạnh ngửi phải phân của chó nhiễm bệnh, khả năng cao nó cũng sẽ nhiễm bệnh. Bệnh có khả năng lây lan khi con người giẫm phải phân chó nhiễm bệnh ở đế giày và mang chúng đi khắp nơi khiến những con chó khác tiếp xúc được. Có bằng chứng cho thấy vi rút có thể sống trong nền đất tới một năm. Vi rút này có khả năng chống lại hầu hết các sản phẩm làm sạch, hoặc thậm chí là việc thay đổi thời tiết. Khi bạn muốn dọn dẹp sạch sẽ khu vực bị ô nhiễm parvovirus, trước tiên hãy vứt bỏ an toàn tất cả các chất hữu cơ như bãi nôn, phân, vv của chó, sau đó rửa kỹ bằng dung dịch thuốc tẩy gia dụng – một trong số ít chất khử trùng được biết đến có khả năng tiêu diệt vi rút.

Tiêm chủng không đúng cách hoặc tiêm chủng lỗi cũng có thể dẫn đến nhiễm trùng CPV. Chuồng nuôi giữ chó – nơi giữ một số lượng lớn những con chó chưa được tiêm chủng đầy đủ là nơi rất dễ gây bệnh và lây lan. Chưa có lý do rõ ràng, nhưng một số giống chó chẳng hạn như Rottweilers, Doberman Pinschers, Pit Bulls, Labrador Retrievers, German Shepherds, English Springer Spaniels, và Alaskan đều rất dễ nhiễm bệnh. Các phương pháp hoặc thuốc chữa bệnh bình thường gây phản ứng với hệ thống miễn dịch cũng có thể làm tăng khả năng nhiễm khuẩn Parvo.

Chẩn đoán Parvovirus ở chó

CPV sẽ được chẩn đoán sau khi chó được khám sức khoẻ, xét nghiệm sinh hoá, phân tích nước tiểu, chụp x quang và siêu âm ổ bụng. Xét nghiệm máu hoàn chỉnh cũng cần được thực hiện. Mức độ bạch cầu thấp là dấu hiệu của việc nhiễm trùng CPV, đặt biệt đồng thời phân có máu. Phân tích sinh hoá và nước tiểu có thể tiết lộ việc men gan cao, giảm bạch cầu và mất cân bằng điện giải. Chụp x quang bụng có thể cho thấy việc tắc nghẽn đường ruột nếu có, trong khi siêu âm bụng có thể cho thấy các hạch bạch huyết mở rộng ở vùng háng hoặc khắp cơ thể, và các đoạn đường ruột đầy chất dịch.

Bạn cần cung cấp đầy đủ tiểu sử tình hình sức khoẻ, bệnh án thú cưng của bạn, các hoạt động gần đây có thể gây nên triệu chứng bệnh. Nếu bạn có thể thu thập mẫu phân hoặc bãi nôn của chó, bác sĩ thú y có thể sử dụng những mẫu này để chẩn đoán bệnh.

Parvovirus có thể điều trị được không?

Bệnh Parvo là do nhiễm vi rút nên không có cách chữa trị triệt để. Điều trị CPV tập trung vào việc chữa các triệu chứng và ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát, tốt nhất nên được thực hiện trong môi trường bệnh viện. Điều trị tích cực và các hệ thống hỗ trợ là chìa khoá cho việc hồi phục. Truyền dịch tĩnh mạch cùng với các liệu pháp dinh dưỡng rất quan trọng trong việc duy trì lượng nước và dinh dưỡng bình thường của chó sau khi bị tiêu chảy và mất nước nghiêm trọng; lượng protein và điện giải sẽ được theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết.

Các loại thuốc có thể được sử dụng trong điều trị bao gồm các loại thuốc kiềm chế nôn mửa (thuốc chống nôn), chất ngăn chặn H2 để giảm buồn nôn, kháng sinh và thuốc chống giun sán để chống lại ký sinh trùng. Tỷ lệ sống sót đối với bệnh này là 70%, khả năng tử vong có thể do mất nước nghiêm trọng, nhiễm khuẩn nặng thứ cấp, độc tố vi khuẩn trong máu cao, hoặc xuất huyết ruột nghiêm trọng. Tỷ lệ sống sót thấp hơn đối với chó con, do chúng có hệ miễn dịch kém phát triển hơn. Có nhiều trường hợp chó con nhiễm CPV bị sốc và đột tử.

Chăm sóc

Ngay cả sau khi chó của bạn đã hồi phục sau khi bị nhiễm CPV, nó vẫn sẽ có hệ miễn dịch suy yếu và sẽ dễ mắc các chứng bệnh khác. Cần trao đổi với bác sĩ thú y về những cách thức có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, thêm nữa ngăn chặn những tình huống khả năng khiến chó của bạn bị tiếp xúc với môi trường nhiễm bệnh. Khi chú chó của bạn đang trong giai đoạn phục hồi, chúng nên có chế độ ăn uống dễ tiêu hoá.

Chú chó của bạn cũng dễ có nguy cơ làm lây nhiễm bệnh cho những chú chó khác trong ít nhất hai tháng sau khi đã hồi phục. Bạn cần cô lập chú chó của mình khỏi những chú chó khác trong một khoảng thời gian, và cũng nên nói với những người hàng xóm của bạn cho chó của họ đi xét nghiệm xem sao. Rửa sạch sẽ tất cả những đồ vật mà chú chó của bạn sử dụng (ví dụ: bát đĩa ăn, thùng, cũi, đồ chơi,…) bằng loại chất tẩy rửa không độc hại. Việc hồi phục đi kèm với khả năng miễn dịch lâu dài chống lại bệnh parvovirus, nhưng điều này không có nghĩa thú cưng của bạn sẽ không bị nhiễm virus parvo lần nữa.

Ngăn ngừa bệnh Parvo ở chó

Việc phòng bệnh tốt nhất mà bạn có thể thực hiện chống lại nhiễm trùng CPV là tuân thủ đúng quy trình tiêm phòng. Những con chó nhỏ nên được tiêm chủng phòng ngừa vào thời gian sáu, chín, mười hai tuần và không nên cho tiếp xúc với những con chó khác ít nhất hai tuần sau lần tiêm chủng cuối cùng của chúng. Các giống chó có nguy cơ mắc bệnh cao cần thời gian tiêm chủng phòng ngừa ban đầu dài hơn, lên đến 22 tuần.