Thiếu máu do suy tủy xương (hoặc độc tính) ở chó

6512
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Thiếu máu bất sản (thiếu máu không tái tạo lại) ở chó

Tủy xương đóng vai trò quan trọng trong việc sản sinh và bổ sung liên tục các tế bào quan trọng như hồng cầu (RBCs), bạch cầu hạt (WBCs) và tiểu cầu. Một khi các tế bào này đạt đến trạng thái trưởng thành, chúng được giải phóng từ tủy vào trong máu. Ở một số loài động vật có vú, ước tính mỗi giây có tới ba triệu tế bào máu được phóng thích vào việc tuần hoàn máu, điều này thể hiện vai trò công việc từ tủy xương rất quan trọng để giữ số lượng tế bào máu ở mức bình thường trong cơ thể.

Thiếu máu bất sản ở chó là tình trạng bệnh do tủy xương không thể bổ sung thêm tế bào máu. Sự bất sản liên quan đến rối loạn chức năng cơ quan của cơ thể, sự thiếu máu ở đây là đề cập tới các tế bào máu. Thiếu máu bất sản có thể đe dọa đến tính mạng khi tủy xương thông thường bị thay thế bằng mô mỡ, do đó ngăn chặn việc giải phóng lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu cần thiết, làm giảm tổng số các tế bào này trong máu. Hồng cầu có một số chức năng quan trọng trong cơ thể, bao gồm vận chuyển oxy và loại bỏ chất thải carbon dioxide. Bạch cầu cần thiết để chống lại nhiễm trùng và các tác nhân bên ngoài. Tiểu cầu có vai trò khi cần giữ đông máu và ngăn ngừa xuất huyết. Tất cả các triệu chứng trong thiếu máu bất sản liên quan trực tiếp đến chức năng của các tế bào này. Trong hầu hết các trường hợp thiếu máu bất sản, cả ba loại tế bào đều bị ảnh hưởng. Nếu không được điều trị, tình trạng này khi chuyển biến nặng có thể khiến chó bị tử vong.

Các triệu chứng và các loại

Cả ba loại tế bào máu bị ảnh hưởng do thiếu máu bất sản có vai trò khác nhau đối với hoạt động chức năng bình thường của cơ thể, do đó, các triệu chứng sẽ thay đổi tùy thuộc vào loại tế bào bị ảnh hưởng chủ yếu và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Sau đây là một số triệu chứng liên quan đến thiếu máu bất sản.

  • Nhiễm trùng tái phát
  • Sốt
  • Xuất huyết (đốm đỏ hoặc tím trên da do xuất huyết nhỏ)
  • Tiểu ra máu
  • Chảy máu cam
  • Phân màu đen (melena)
  • Nướu lợt màu
  • Yếu đi
  • Uể oải

Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây thiếu máu bất sản ở chó, bao gồm nhiễm trùng, nhiễm độc thuốc hoặc hóa chất. Sau đây là một số nguyên nhân chính:

Nhiễm trùng

Trúng độc thuốc và hóa chất

  • Estrogen gây nên
  • Thuốc hóa trị liệu gây nên
  • Albendazole (để điều trị ký sinh trùng)
  • Một số loại kháng sinh
  • NSAID (được dùng để giảm đau và viêm)
  • Điều trị bức xạ ở chó mắc khối u

Chẩn đoán

Bạn cần cung cấp tiểu sử toàn diện về sức khỏe của thú cưng của bạn và sự khởi phát của các triệu chứng. Bác sĩ thú y sẽ thực hiện kiểm tra thể chất tổng quát trong phòng thí nghiệm, bao gồm xét nghiệm máu hoàn chỉnh, hồ sơ sinh hóa và phân tích nước tiểu. Kết quả của các xét nghiệm này sẽ cung cấp thông tin giá trị cho việc chẩn đoán sơ bộ. Số lượng các loại tế bào sẽ được xác định, số lượng tế bào nếu thấp hơn nhiều so với mức bình thường thì gần như có thể kết luận chó mắc bệnh này.
Bác sĩ thú y cũng đánh giá xem liệu thú cưng của bạn có khả năng mắc bất kỳ bệnh truyền nhiễm nào, tuy nhiên xét nghiệm có giá trị nhất trong việc chẩn đoán thiếu máu bất sản là lấy mẫu tủy xương. Để xét nghiệm, một mẫu tủy xương nhỏ sẽ được lấy qua việc hút ra hoặc cắt lấy mẫu mô. Các nghiên cứu chi tiết vi mô sẽ cho những thông tin quan trọng liên quan đến cấu trúc của tủy xương và bất vì vấn đề nào về sự phát triển của các tế bào trong tủy xương.

Điều trị

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành điều trị cho chó của bạn ngay lập tức sau khi đã chẩn đoán được bệnh. Chó của bạn có thể cần lưu trú tại bệnh viện thú y vài ngày để được theo dõi và điều trị. Với thiếu máu bất sản, có nhiều vấn đề cần giải quyết và liệu pháp hỗ trợ sẽ được bắt đầu bằng việc cung cấp dinh dưỡng và năng lượng cần thiết mà chó của bạn đang thiếu. Nếu cần, có thể đề nghị truyền máu toàn phần cho những trường hợp thiếu máu nặng. Việc điều trị chủ yếu thông qua hệ thống miễn dịch, phương thức chính là làm ức chế hệ miễn dịch bằng các loại thuốc như cyclosporine A. Thuốc cyclosporine cùng một số tác nhân khác kết hợp có khả năng ức chế phản ứng quá mức của tuỷ xương. Thuốc hỗ trợ chức năng tuỷ xương cũng được khuyên dùng. Thuốc kháng sinh được dùng để điều trị trạng thái bệnh hiện thời cũng như để phòng ngừa khả năng chó bị nhiễm trùng thêm.

Chăm sóc

Trong thời gian nhập viện, bác sĩ thú y sẽ theo dõi tình trạng của chó hàng ngày. Xét nghiệm máu sẽ được lặp lại để xác định tình trạng hiện tại của chúng. Ở một số con chó, có thể cần lặp lại việc lấy mẫu tuỷ xương để xem tuỷ xương có các phản ứng bình thường không. Không may, với bệnh thiếu máu bất sản, chỉ có ít trường hợp sống sót mặc dù đã được chăm sóc và điều trị cẩn thận. Những con chó nhỏ có khả năng sống sót cao hơn, nhưng ngay cả có hồi phục, cũng mất đến vài tuần hoặc vài tháng để hồi phục hoàn toàn.