5 bệnh thường gặp ở chó do chế độ dinh dưỡng

4355
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chế độ ăn uống cân bằng, chất lượng cao là nền tảng tốt mang lại sức khỏe cho chó, nhưng bạn có biết tại sao không? Dưới đây sẽ chỉ ra một vài vấn đề sức khỏe thường gặp ở chó do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ dinh dưỡng.

1.Bệnh béo phì

Béo phì là một dịch bệnh trên toàn quốc ở loài chó, ảnh hưởng đến hơn 50% số chó. Thậm chí tệ hơn, chó bị béo phì dễ bị viêm khớp, tiểu đường, cao huyết áp và ung thư. Theo Hiệp hội phòng ngừa bệnh béo phì ở vật nuôi (APOP), bệnh béo phì cũng có thể gây giảm thọ ở vật nuôi, và đáng buồn thay, trong số tất cả các thú cưng mà bác sĩ thú y xếp vào loại béo phì thì có hơn 90% người chủ nghĩ rằng trọng lượng của chúng không có gì đáng lo ngại.
Chúng ta phải đặc biệt chú ý đến lượng calo và chất béo trong thức ăn cho chó. Mặc dù đây là những chất cần phải có trong chế độ dinh dưỡng nên nếu dư thừa thì có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm bệnh béo phì ở chó. Tương tự như vậy, tìm ra chế dinh dưỡng thích hợp cho chó giúp hạn chế lượng calo và chất béo có thể giúp chó giảm cân hoặc xoa dịu bệnh béo phì. Từ đó, chó nhà bạn sẽ có lối sống lành mạnh hơn.

Để biết được trọng lượng lý tưởng của vật nuôi, hãy tham khảo bác sĩ thú y.

2. Viêm tụy

Viêm tụy phát triển khi tuyến tụy bị viêm, khiến cho các enzym tiêu hóa được giải phóng vào vùng bụng. Nếu điều này xảy ra, các enzym tiêu hóa sẽ bắt đầu phá vỡ chất béo và protein trong các cơ quan khác, cũng như trong tuyến tụy.

Jennifer Coates, DVM cho biết: “Ở chó, chất béo trong chế độ ăn được biết là có liên quan đến sự phát triển của bệnh viêm tụy và có thể kích thích bài tiết hormon dẫn đến tuyến tụy tiết ra các hormon tiêu hóa chất béo”. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xem liệu lượng chất béo trong chế độ dinh dưỡng hiện tại của chó nhà bạn có làm tăng nguy cơ viêm tụy hay không. Nếu đã bị viêm tụy, Tiến sĩ Coates khuyến cáo chó nên được cho ăn theo một chế độ dinh dưỡng thơm dịu, ít chất béo và dễ tiêu hóa.

3. Bệnh sỏi bàng quang

Tất cả viên sỏi bàng quang đều có thành phần khác nhau. Chúng có thể bao gồm các loại khoáng chất và các chất khác nhau. Ví dụ, sỏi oxalate canxi chủ yếu bao gồm canxi, sỏi struvite chủ yếu bao gồm magiê và phốt phát (phốt pho). Lúc mới mắc bệnh, sỏi bàng quang có thể nhỏ nhưng chúng ngày càng nhiều và càng to ra sau một thời gian, dẫn đến các bệnh như tiểu mất kiểm soát, nước tiểu đổi màu và tiểu khó.

Hãy trao đổi với bác sĩ thú y nếu bạn nghĩ chó nhà bạn đang bị sỏi bàng quang. Họ có thể xác định loại sỏi bàng quang và đưa ra loại thực phẩm hòa tan sỏi hoặc phẫu thuật để loại bỏ nếu sỏi đó không thể hòa tan với thức ăn, chẳng hạn như oxalate canxi. Họ cũng có thể khuyến nghị chế độ dinh dưỡng đặc biệt, giúp ngăn chặn quá trình hình thành sỏi bàng quang.

Ngay cả khi chó của bạn hiện không bị bệnh sỏi bàng quang thì cũng rất tốt nếu bạn cho chúng ăn ít canxi và phốt pho. Bác sĩ thú y sẽ cho biết điều gì là cần thiết nhất cho tình trạng hiện tại của vật nuôi.

4. Bệnh tim

Chó cũng thường mắc bệnh tim như con người, đặc biệt nếu chế độ dinh dưỡng không cân bằng đúng mức. Một yếu tố quan trọng gây ra bệnh tim ở chó là lượng natri (muối). Ken Tudor, DVM cho biết: “Tăng lượng natri trong chế độ dinh dưỡng làm tăng nồng độ natri lưu thông trong máu. Khi mức natri tăng cao thì nước bị giữ lại trong mạch máu và làm tăng huyết áp. Khi huyết áp tăng thì tim bị bệnh phải tiếp tục mở rộng để vượt qua áp lực tăng và bơm máu từ tâm thất.”

Bạn đang cho chó ăn thực phẩm thừa? Thức ăn hiện tại có quá nhiều natri không? Hãy trao đổi với bác sĩ thú y về những điều này và làm thế nào để có được chế độ dinh dưỡng lành mạnh có ít hàm lượng natri tốt hơn cho chó của bạn.

5. Tiêu chảy

Chó thường xuyên bị bệnh tiêu chảy, có hai loại tiêu chảy chính: tiêu chảy ruột non và tiêu chảy ruột già. Tiến sĩ Coates cho biết: “Những con chó bị tiêu chảy ruột non thường đi ngoài rất nhiều phân mềm nhưng chỉ vài lần mỗi ngày. Chó bị tiêu chảy ruột già khi có bất thường ở đại tràng, những con chó bị ảnh hưởng thường sẽ khó đi ngoài và đi từng chút phân lỏng thường xuyên trong ngày.”

Tiến sĩ Coates tiếp tục: “Đối với tiêu chảy ruột già, chế độ ăn nhiều chất xơ đã được chứng minh là có lợi. Lý tưởng nhất là cả chất xơ hòa tan (loại vi khuẩn colonic sử dụng cho thực phẩm) và chất xơ không hòa tan (không thể ăn được). Đối với tiêu chảy ruột non, Tiến sĩ Coates khuyên nên theo chế độ ăn uống dịu nhẹ, ít béo và dễ tiêu hóa.

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về lượng chất béo, chất xơ, canxi, phốt pho và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho sức khỏe của chó nhà bạn. Thậm chí, bạn có thể sẽ nhận được lời khuyên về chế độ dinh dưỡng thiết yếu mới cho từng giai đoạn sống và lối sống.