Thất điều (dáng đi không cân bằng) ở chó

15152
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Thất điều, bệnh tiền đình ở chó

Thất điều là tình trạng liên quan đến rối loạn chức năng cảm giác gây ra tình trạng mất phối hợp giữa các chi, đầu và hoặc thân. Có ba loại thất điều: tự cảm (giác quan tự cảm cơ thể), tiền đình và tiểu não. Cả ba loại này tạo ra thay đổi trong sự phối kết hợp của các chi, nhưng thất điều tiền đình và tiểu não cũng gây ra những thay đổi trong sự chuyển động của đầu và cổ.

Thất điều tự cảm(giác quan tự cảm cơ thể) xảy ra khi tủy sống bị nén lại. Một triệu chứng điển hình bên ngoài của chứng thất điều cảm giác là việc đặt sai chân, cùng với đó là việc chân bị yếu đi khi bệnh phát triển nặng lên. Thất điều cảm giác xảy ra với tủy

sống, cuống não (phần dưới cùng của não gần cổ), và các vị trí của não bị tổn thương.
Dây thần kinh tiền đình ốc tai (dây thần kinh số 8) mang theo các thông tin liên quan đến sự cân bằng từ tai trong đến não. Tổn thương dây thần kinh tiền đình ốc tai có thể là nguyên nhân gây ra những thay đổi ở vị trí của đầu và cổ; đối với những con vật bị tổn thương dây thần kinh số 8, chúng có thể có những cảm nhận sai về khả năng di chuyển hoặc có những vấn đề về khả năng nghe. Các triệu chứng bên ngoài bao gồm nghiêng, đổ, ngã hoặc thậm chí là con vật sẽ lăn qua lăn lại. Các biểu hiện của tiền đình trung ương thường là sự thay đổi trong việc cử động của mắt, thiếu khả năng cảm nhận, các chi bị yếu( có thể ở tất cả các chi hoặc ở một bên), buồn ngủ, ngẩn ngơ, hoặc hôn mê. Những biểu hiện của tiền đình ngoại biên không bao gồm sự thay đổi ở trạng thái tâm thần, cử động mắt theo chiều dọc, thiếu khả năng cảm nhận, hoặc các chi bị yếu.

Thất điều tiểu não biểu hiện qua sự mất phối hợp trong hoạt động vận động của các chi, đầu và cổ, con vật bước từng bước lớn hay bước đi khác thường, đầu và thân run rẩy, thân lắc lư. Thiếu hiệu quả trong hoạt động vận động và bảo toàn sức mạnh.

Triệu chứng

  • Các chi bị yếu

○ Có thể ảnh hưởng đến 1,2 hoặc toàn bộ các chi.
○ Có thể ảnh hưởng đến chi sau, hoặc chi ở một bên cơ thể

  • Đầu nghiêng vẹo sang một bên
  • Loạng choạng, nghiêng đổ, lảo đảo
  • Có vấn đề về nghe- không phản ứng lại khi được gọi với âm lượng ở mức bình thường
  • Thay đổi trong hành vi
  • Cử động mắt bất thường- có thể là do cảm nhận bên trong của con vật bị sai, chóng mặt
  • Chán ăn do buồn nôn ( triệu chứng của say tàu xe bởi mất cân bằng bên trong)

Nguyên nhân

  • Thần kinh

○ Tiểu não
○ Thoái hóa
○ Thoái hóa do di truyền ( tiểu não sớm mất đi chức năng của nó)
○ Bất thường
○ Kém phát triển thứ phát từ việc nhiễm trùng trong giai đoạn sinh đẻ với bệnh giảm bạch cầu- viêm ruột truyền nhiễm ở mèo
○ U nang nằm gần não thất thứ tư.
○ Ung thư
○ Viêm, nguyên nhân chưa xác định, miễn dịch qua trung gian
○ Nhiễm độc

  • Tiền đình- Hệ thần kinh trung ương (CNS)

○ Viêm, nguyên nhân chưa rõ, miễn dịch qua trung gian
○ Nhiễm độc

  • Tiền đình – hệ thần kinh ngoại biên

○ Nhiễm trùng
○ Tai giữa
○ Nấm
○ Các bệnh khác chưa rõ nguyên nhân
○ Trao đổi chất
○ Ung thư
○ Chấn thương

  • Tủy sống

○ Thoái hóa rễ thần kinh và tủy sống
○ Mạch máu
○ Thiêu máu đến hệ thần kinh bởi tắc nghẽn mạch máu do cục máu đông
○ Bất thường
○ Tủy sống và dị tật xương sống
○ U nang cột sống
○ Ung thư
○ Nhiễm trùng
○ Chấn thương

  • Trao đổi chất

○ Thiếu máu
○ Rối loạn điện giải- Kali thấp và đường huyết thấp

Chẩn đoán

Bạn cần đưa cho bác sỹ thú y bệnh sử chi tiết về tình trạng sức khỏe, các triệu chứng khởi phát, những sự có thể dẫn đến tình trạng này. Bác sỹ thú y sẽ yêu cầu các xét nghiệm tiêu chuẩn, bao gồm bảng phân tích thành phần hóa học máu, công thức máu tổng quát, phân tích nước tiểu và bảng điện phân.

Hình ảnh là một công cụ quan trọng để xác định xem liệu căn bệnh có nằm tại hệ thống tiền đình ngoại biên, tủy sống hoặc tiểu não hay không, Chụp cắt lớp vi tính (chụp CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp tủy và chụp X quang cột sống có thể là công cụ chẩn đoán hữu ích dùng cho các kiểm tra liên quan đến nội khoa và đây là những thủ thuật không xâm lấn. Chụp X quang ngực và ổ bụng cũng quan trọng nhằm xác định xem liệu con vật có mắc ung thư hay bị nhiễm trùng toàn thân không. Siêu âm ổ bụng cũng nên được tiến hành nhằm kiểm tra chức năng của gan, thận, tuyến thượng thận hoặc tuyến tụy.
Nếu bác sỹ thú y nghi ngờ nguyên nhân của căn bệnh xuất phát từ hệ thần kinh thì một mẫu dịch não tủy (CSF) sẽ được lấy và mang phân tích tại phòng thí nghiệm

Điều trị

Những con chó mắc bệnh này có thể được điều trị tại nhà nếu tình trạng không quá nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng. Tránh cho chú chó của bạn uống bất kể loại thuốc nào mà không tham khảo ý kiến của bác sỹ thú y trước đó; bởi rất nhiều loại thuốc có thể góp phần gây ra tình trạng thất điều hoặc có thể là lý do làm cho bác sỹ không nhận ra được nguyên nhân thực sự gây ra tình trạng thất điều ở chó.

Chăm sóc

Giảm hoặc hạn chế cho chú chó của bạn hoạt động thể chất nếu bác sỹ thú y nghi ngờ nó bị bệnh tủy sống. Hãy chắc chắn là bạn phải theo dõi, quan sát dáng đi chú chó của bạn để xem liệu tình trạng rối loạn chức năng hoặc yếu đi có tăng lên không. Nếu tình trạng tồi tệ hơn, bạn cần phải liên hệ ngay với bác sỹ thú y.