Nhiễm ký sinh trùng (Neosporosis) ở chó

5453
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Nhiễm Neospora Caninum ở chó

Neospora caninum là một ký sinh trùng tương tự dạng Toxoplasma gondii. Khi kiểm tra dưới kính hiển vi, N.caninum thoa trùng (cơ thể của ký sinh trùng) gần giống với thoa trùng T.gondii, và hai bệnh này cũng có nhiều triệu chứng giống nhau. Tuy nhiên, nhiễm trùng N.caninum có tác động nghiêm trọng hơn đến hệ thần kinh và cơ bắp của chó so với T.gondiidoes.

Nhiễm trùng này sẽ dẫn đến sự phát triển của bệnh neosporosis, đây là bệnh do tế bào và mô sống bị chết (hoại tử) để đáp ứng với sự xâm nhập của N.caninum. Bệnh liên quan đến tổn thương mô do vỡ u nang và sự xâm nhập sau đó của vi sinh vật tachyzoite – giai đoạn thoa trùng (sporpzoite) nhân lên nhanh chóng trong các mô khắp cơ thể.

Hiện chưa rõ vòng đời của ký sinh trùng N.caninum, nhưng nó có thể lây truyền trong quá trình phát triển và sinh của thai nhi. Chó con dễ mắc bệnh nhất, nhưng chó săn cũng có nguy cơ mắc bệnh này cao.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Bệnh neosporosis có các triệu chứng tương tự như bệnh toxoplasmosis (gây ra bởi ký sinh trùng đơn bào Toxoplasma gondii). Ở chó dưới sáu tháng tuổi, các triệu chứng thường bao gồm cứng khớp chân (chân sau), tê liệt do teo cơ dần dần (hay bị các cơn co giật và không thể di chuyển), tiến tới co cứng chân tay.

Ở những con chó già, hệ thống thần kinh trung ương có nhiều khả năng bị ảnh hưởng hơn, dẫn đến các triệu chứng như co giật, run rẩy, thay đổi hành vi và mù lòa. Các triệu chứng khác có thể gồm cơ cổ yếu và khó nuốt (dysphagia). Những triệu chứng này phát triển dần dần. Khi các cơ liên quan đến hô hấp bị tê liệt có thể dẫn đến tử vong. Trong nhiều trường hợp, nhiễm trùng lây lan khắp cơ thể, ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan, kể cả da. Viêm da là một triệu chứng phổ biến khác của bệnh neosporosis, đặc biệt là ở những con chó già.

Nguyên nhân

Neosporosis là bệnh gây ra bởi các đơn bào Neospora caninum, xâm nhập và sinh sống trong cơ thể của động vật chủ. Chó và chó sói là những vật chủ cuối cùng của N.caninum và có thể truyền nhiễm qua các kén hợp tử (buồng trứng thụ tinh của ký sinh trùng N.caninum) có trong phân của chúng. Nuốt phải những loại kén hợp tử này – ví dụ, trong các thực phẩm bị ô nhiễm có thể truyền nhiễm neosporosis cho động vật. Ngoài ra, sự hiện diện của các u nang N.caninum trong các mô của vật chủ trung gian (như gia súc) có thể dẫn đến sự nhiễm bẩn thức ăn, dẫn đến nhiễm trùng.

N.caninum cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nhau thai trong khi thai nhi vẫn còn trong tử cung. Việc này có thể dẫn đến nhiễm trùng bẩm sinh (trong đó có nhiễm trùng khi sinh). Ở chó con, N.caninum có thể hình thành u nang trong hệ thần kinh trung ương đang phát triển, dẫn đến những bất thường về thần kinh.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện khám sức khỏe toàn diện cho chó, xét nghiệm thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu toàn bộ và phân tích nước tiểu. Mẫu phân cũng cần thiết cho phân tích trong phòng thí nghiệm. Việc phát hiện kén hợp tử trong phân sẽ là điều kiện rõ ràng để chẩn đoán neosporosis. Bác sĩ cũng sẽ cần thực hiện phân tích dịch não tủy (chất lỏng của não và tủy sống) của chó để xác định mức độ ảnh hưởng thần kinh. Những thay đổi, như tăng nhẹ protein trong dịch não tủy, là dấu hiệu cho thấy nhiễm neosporosis. Sinh thiết mô cũng có thể được sử dụng để phân biệt N.caninum và T.gondii.

Do có một số bệnh có thể gây rối loạn chức năng hệ thống thần kinh trung ương, bác sĩ có thể cần phải loại trừ các bệnh này, đặc biệt là những con chó có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng. Một số bệnh mà bác sĩ muốn loại trừ, tùy thuộc vào hậu quả của các triệu chứng và môi trường sống của chó, bao gồm bệnh dại, nhiễm nấm, viêm màng não và phản ứng với các chất độc hại (ví dụ: chì, thuốc trừ sâu).

Điều trị

Một số loại thuốc nhất định có thể được dùng để điều trị bệnh neosporosis, có thể ngăn chặn sự tiến triển và các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, tiên lượng cho bệnh này là kém khi bệnh đã đến thời điểm cơ bắt đầu co bóp và tiến triển đến liệt.

Chăm sóc

Bệnh neosporosis phải được điều trị bằng các loại thuốc thích hợp, theo chỉ định của bác sĩ thú y trong một thời gian dài. Vấn đề quan trọng nhất khi điều trị là phải dùng thuốc đúng chỉ dẫn trong toàn bộ khoảng thời gian điều trị được khuyến cáo.

Phòng ngừa

Bệnh neosporis có thể được ngăn ngừa bằng cách tránh các thức ăn bị ô nhiễm. Những con chó hoặc gia súc khác có thể đã tiếp xúc với một con vật bị nhiễm bệnh nên được xét nghiệm bệnh neosporosis và được điều trị càng sớm càng tốt, trước khi ký sinh trùng có cơ hội xâm nhập toàn bộ hệ thống cơ thể.