Co tử cung sớm và sinh non ở chó

19360
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Sinh non ở chó

Có một số tình trạng có thể làm cho chó đang mang thai, hoặc chó mẹ, bị co tử cung sớm, dẫn đến tình trạng sinh non. Nhiễm khuẩn, nhiễm virus, một hay một vài cái thai chết lưu, u nang buồng trứng, mất cân bằng hoóc môn, chấn thương, suy dinh dưỡng, thay đổi môi trường/di chuyển, và về cơ bản thì bất cứ loại stress nào làm cho chó phải chịu nỗi đau về thể chất lẫn tinh thần đều có thể dẫn đến sinh non. Trong một vài trường hợp, giống của chó có ảnh hưởng đến tình trạng sinh non của chó.

Sinh non ở chó được xác định bằng ca sinh diễn ra trước ngày thứ 60 của thai kỳ. Nhìn chung, chó con được sinh ra vào ngày thứ 58 của thai kỳ, hoặc muộn hơn, sẽ có cơ hội sống sót cao.

Triệu chứng và phân loại

  • Sinh trước 58 ngày ở chó
  • Tiết dịch hoặc mô có máu
  • Sủa/kêu quá nhiều
  • Nôn mửa
  • Chán ăn
  • Nhiệt độ cơ thể giảm
  • Chó mẹ có thể muốn được chăm sóc nhiều hơn so với bình thường; quấn lấy chủ

Nguyên nhân

  • Di truyền
  • Nhiễm khuẩn
  • Bệnh sẩy thai truyền nhiễm
  • Bệnh lyme
  • Nhiễm virus
  • Bệnh herpes
  • Parvovirus
  • Chấn thương
  • Suy dinh dưỡng
  • Mất cân bằng hormone
  • Nghi ngờ đột nhiên giảm progesterone
  • Mức tuyến giáp thấp ở những con cái đã già
  • Bệnh tử cung hay âm đạo không do nhiễm trùng
  • U nang buồng trứng
  • Thuốc
  • Corticosteroid
  • Hóa trị

Các sự kiện gây áp lực:

  • Rối loạn cảm xúc trong gia đình: ẩu đả, la hét
  • Chuyển đến địa điểm mới
  • Nhiệt độ lạnh
  • Dùng vắc-xin trong khi đang mang thai (đặc biệt ở những con đang mắc bệnh sài sốt và viêm gan)
  • Cửa hàng trông giữ thú cưng
  • Các buổi trình diễn (giống) chó
  • Tiếng ồn lớn

Chẩn đoán

Nếu bạn cảm thấy chó của bạn đang có nguy cơ sinh non, bạn nên đi gặp bác sĩ thú y để được tư vấn. Trước hết, bạn cần cung cấp bệnh sử toàn diện của chó trước và trong khi mang thai, sự khỏi phát các triệu chứng, và những sự cố có thể dẫn đến tình trạng này. Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe tổng thể cho chó, trong khi đó, hãy cẩn thận không mang lại thêm bất cứ áp lực nào quá mức đối với nó. Các xét nghiệm tiêu chuẩn trong phòng thí nghiệm có thể bao gồm xét nghiệm hóa học máu, xét nghiệm công thức máu đầy đủ, xét nghiệm chất điện giải và phân tích nước tiểu để đảm bảo rằng không có bệnh tiềm ẩn nào gây ra các triệu chứng sinh non. Các xét nghiệm máu sẽ cho biết rằng liệu mức độ progresterone của chó có thấp một cách bất thường hay không.

Siêu âm sẽ được thực hiện để chẩn đoán thai chết lưu hay vị trí bất thường của bào thai, đây có thể là nguyên nhân gây khó sinh. Tuy nhiên, siêu âm cũng sẽ cho bác sĩ thú y thấy được hình ảnh tim thai cùng với nhiều đặc điểm chi tiết của bào thai hơn. Nếu thai bị chết lưu, hay nếu chó con bị chết non, thì chúng nên được bác sĩ thú y mổ tử thi để biết được nguyên nhân gây ra cái chết.

Điều trị

Nếu chó của bạn đang ở trong tình trạng sinh non, hãy lập tức liên lạc với bác sĩ thú y của bạn hoặc gọi cho bác sĩ thú y cấp cứu gần nhất để được hướng dẫn. Hầu hết, chó của bạn sẽ có thể cần được điều trị y khoa, cho một căn bệnh, hoặc để phẫu thuật loại bỏ thai chết lưu.

Chăm sóc

Nếu con chó của bạn mang thai, bạn không nên để nó tiếp xúc với các động vật khác trong 3 tuần trước khi sinh và 3 tuần sau khi sinh. Kể cả những con vật sống trong nhà bạn và gần gũi với nó cũng nên được tách khỏi chó trong suốt khoảng thời gian dễ bị tổn thương này. Hãy cố gắng hết sức giữ nó cách ly trong một phòng ấm áp và yên tĩnh, nơi mà nó có thể tạo ra một tổ ấm riêng cho mình và những đứa con.

Một vài con chó cảm thấy cần được tách riêng, trong khi những con khác không có vấn đề gì về việc sinh đẻ mà có ai đó ở cạnh. Một vài con sẽ thậm chí cảm thấy thoải mái hơn khi có một người bạn đồng hành đáng tin cậy ở bên cạnh. Nếu có thể, hãy đưa ra cả 2 sự lựa chọn cho chó. Đừng để cho nó uống bất kì loại thuốc nào trong suốt thời kì mang thai mà không hỏi ý kiến của bác sĩ thú y trước. Kể cả bao gồm các loại thuốc và vắc-xin chống bọ chét. Nếu bác sĩ thú y đang điều trị bất kỳ vấn đề nào ở chó, hãy nhớ nói với bác sĩ về việc nó đang mang thai. Ví dụ, bạn có thể để cho bác sĩ thú y tẩy giun cho chó trong thời kì nó mang thai, miễn là bạn báo cho bác sĩ biết nó đang mang thai.

Không gửi chó đến nơi trông giữ thú cưng nhốt lồng hoặc hãy cho nó di chuyển nếu không còn sự lựa chọn nào khác.

Nếu chó tiết dịch âm đạo có máu trong khi vẫn chưa đến kỳ sinh đẻ, hãy gọi cho bác sĩ thú y để được tư vấn ngay lập tức. Bạn có thể cân nhắc việc đưa chó đến bác sĩ thú y khám thai khi được 30 ngày mang thai để chắc chắn rằng thai kỳ đang tiến triển như mong muốn.

Hầu hết các biện pháp phòng ngừa tương tự liên quan đến thuốc và tiêm phòng vẫn có hiệu quả ở giai đoạn sau sinh, trong khi chó đang phải chăm sóc con của nó. Luôn hỏi ý kiến bác sĩ thú y trước khi cho chó dùng bất cứ thứ gì có thể xâm nhập vào dòng máu và sữa của nó