Rối loạn điện giải ở chó

4918
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng giảm phốt phát huyết (Hypophosphatemia) ở chó

Đối với những con chó đang được điều trị bằng insulin cho bệnh đái đường (tình trạng mà cơ thể đốt cháy các axit béo và tạo thành thể axit kentone để đáp ứng cho tình trạng thiếu insulin) hoặc đang trong tiến trình tái tạo glycolysis (glucose tổng hợp) để điều trị thiếu dinh dưỡng, quá trình chuyển hoá phân tử mang năng lượng adenosine triphosphate (ATP, một nucleotide vận chuyển năng lượng hóa học trong tế bào) giúp di chuyển phốt pho từ huyết thanh vào các tế bào cơ thể. Nồng độ phốt pho thấp đi nhờ sự thay đổi lượng phốt pho từ dịch ngoại bào (chất lỏng bên ngoài tế bào) vào trong các tế bào cơ thể có thể làm giảm sự hấp thu phốt pho trong ruột, hoặc làm giảm tái hấp thu phốt pho ở thận.

Nếu bệnh không được phát hiện, nó có thể dẫn đến chứng giảm phốt phát huyết ngoại bào cấp tính (một loại rối loạn điện giải).

Do phốt pho là thành phần quan trọng của ATP (phân tử giàu năng lượng sinh hoá học), nồng độ phốt pho trong huyết thanh thấp có thể làm giảm ATP và ảnh hưởng đến các tế bào có nhu cầu năng lượng ATP cao, chẳng hạn như hồng cầu, tế bào cơ xương, tế bào cơ tim và tế bào não. Tình trạng tăng phốt phát huyết cũng có thể dẫn đến giảm hồng cầu 2,3-DPG, dẫn đến giảm lượng oxy cung cấp cho các mô.

Triệu chứng

Các triệu trứng thường này thường chỉ ra chó mắc bệnh tăng phốt phát huyết sơ cấp, hơn là bất kỳ bệnh nào có liên quan đến nồng độ phốt phát

  • Thiếu máu tán huyết (phá vỡ các tế bào hồng cầu) thứ phát đến tăng phosphate huyết nặng
  • Nước tiểu màu đỏ hoặc sẫm màu do hemoglobinuria niệu (nồng độ hemoglobin protein được phát hiện cao bất thường trong nước tiểu) từ chứng tán huyết (tình trạng phá huỷ tế bào hồng cầu)
  • Thở nhanh bất thường, khó thở và chứng lo lắng trầm cảm thứ cấp dẫn đến tình trạng thiếu oxy trong cơ thể
  • Yếu cơ
  • Suy nhược tinh thần
  • Hô hấp nhanh, không sâu do chức năng cơ hô hấp kém

Nguyên nhân

  • Sự phân bổ dinh dưỡng – dinh dưỡng đường ruột (ống mũi) hoặc toàn bộ hệ dinh dưỡng tĩnh mạch
  • Điều trị đái tháo đường
  • Trong quá trình nạp carbohydrate khi dùng insulin
  • Nhiễm kiềm hô hấp (giảm nồng độ ion hydro của huyết tương động mạch)
  • Giảm sự hấp thụ đường ruột trong chế độ ăn liên quan đến lượng phốt pho – ít phốt pho
  • Thiếu vitamin D
  • Tác nhân liên kết phốt phát
  • Hội chứng kém hấp thu – điều kiện ngăn chặn sự hấp thu chất dinh dưỡng
  • Giảm tái hấp thu phốt phát (ở thận)
  • Bệnh tiểu đường không được chẩn đoán hoặc điều trị kém
  • Chán ăn kéo dài, thiếu ăn hoặc suy dinh dưỡng kéo dài
  • Chế độ dinh dưỡng không có chất phốt phát hoặc dung dịch dinh dưỡng tĩnh mạch

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện cuộc kiểm tra sức khoẻ toàn diện cho chú chó của bạn, có xem xét đến lịch sử nền của các triệu chứng mà bạn đã cung cấp và các điều kiện có thể dẫn đến tình trạng này. Bởi vì có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến chứng bệnh này, bác sĩ có thể cần sử dụng phương pháp chẩn đoán phân biệt để xác định ưu tiên điều trị. Quá trình này bắt đầu bằng việc kiểm tra kỹ càng hơn các triệu chứng rõ ràng bên ngoài, loại trừ từng nguyên nhân phổ biến hơn cho đến khi rối loạn chính xác được xác minh và có thể được điều trị một cách thích hợp. Xét nghiệm máu hoàn chỉnh bao gồm hồ sơ hoá học máu, xét nghiệm tổng lượng máu, phân tích nước tiểu sẽ được tiến hành.

Điều trị

Nếu chú chó của bạn đang mắc chứng tăng phốt phát huyết nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu cho nhập viện để điều trị ngay lập tức. Nếu tình trạng này là do liệu pháp insulin hoặc các chất dinh dưỡng và vitamin tĩnh mạch, các phương pháp điều trị sẽ được tạm hoãn cho đến khi phốt phát bổ sung được cung cấp trong vòng vài giờ đồng hồ. Nếu có tình trạng thiếu máu, có thể cần truyền máu toàn phần. Tuy nhiên, nếu chú chó của bạn chỉ mắc chứng thiếu phốt phát nhẹ, nó có thể được điều trị ngoại trú miễn là tình trạng của nó ổn định.

Chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ cần đo mức phốt pho của chó mỗi 6-12 giờ cho đến khi nồng độ phốt pho ổn định ở mức độ bình thường. Nếu chứng tăng phốt phát huyết tái phát, tất cả các liệu pháp bổ sung sẽ ngừng lại và chó của bạn sẽ được cung cấp dịch truyền tĩnh mạch cho đến khi mức phốt pho trở lại bình thường. Việc chăm sóc theo dõi sẽ bao gồm theo dõi tình trạng chó với các vấn đề liên quan đến chứng suy thận cấp tính nữa (đột ngột và nặng), vì trường hợp chó mắc chứng tăng phốt phát huyết dễ mắc cả bệnh này, đồng thời theo dõi nồng độ kali huyết hàng ngày cho đến khi tình trạng con chó ổn định trở lại.