Táo bón (nặng) ở chó

3788
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Phình đại tràng ở chó

Đại tràng là một phần của ruột già bắt đầu từ manh tràng, túi nối liền đại tràng với phần cuối của ruột non (hồi tràng), và kết thúc tại vị trí bắt đầu trực tràng. Tất cả đều là một phần của đường tiêu hóa lớn. Mục đích chính của đại tràng là phục vụ như một ống dẫn chứa bã thức ăn tạm thời trong khi nó thực hiện chức năng hấp thu nước và muối có lợi từ chất thải. Phình đại tràng là một tình trạng trong đó chất thải còn lại trong đại tràng, làm cho đường kính của đại tràng to bất thường. Nó thường liên quan đến táo bón mãn tính, hay bí trung đại tiện (obstipation) – táo bón nặng, dai dẳng ngăn khí thải cũng như phân đi ra ngoài. Về mặt y học, đại tràng được mô tả là thực hiện rất ít hoạt động của đại tràng – tức là đại tràng không giải phóng các chất có trong nó.

Phình đại tràng có thể là một tình trạng bẩm sinh hoặc do mắc phải. Chó bị phình đại tràng bẩm sinh được sinh ra với tình trạng thiếu hụt bất thường chức năng cơ trơn bình thường của đại tràng. Phình đại tràng cũng có thể do mắc phải, chẳng hạn như khi phân bị ứ đọng kinh niên, nước ở phân được hấp thu hoàn toàn, và nước và chất bã liên kết, khiến phân trở nên đặc, cứng trong đại tràng. Nếu những khối phân cứng bị giữ lại trong đại tràng quá lâu, sẽ xảy ra phình đại tràng, dẫn đến chứng đờ đại trạng không thể hồi phục được (không hoạt động). Chứng đờ đại tràng có đặc điểm là các cơ trơn của đại tràng không còn co lại hoặc giãn ra để tống phân ra ngoài.

Triệu chứng và phân loại

  • Táo bón: phân bị mắc kẹt trong đại tràng
  • Bí trung đại tiện: tắc nghẽn nghiêm trọng cản trở cả phân và khí thải, khiến chúng bị mắc kẹt trong đại tràng
  • Đại tiện không thường xuyên
  • Căng thẳng khi đi vệ sinh với lượng phân nhỏ hoặc không có phân
  • Có thể bị một chút tiêu chảy sau khi căng thẳng kéo dài
  • Phân cứng, khô
  • Kiểm tra (sờ) bụng thấy đại tràng cứng
  • Có thể sờ thấy phân ứ khi đưa một ngón tay đã đeo găng vào trực tràng
  • Thỉnh thoảng nôn, không muốn ăn và/hoặc trầm cảm
  • Sụt cân
  • Mất nước
  • Lông bẩn, rối bù

Nguyên nhân

Vô căn (không rõ)

Bẩm sinh (xảy ra từ khi sinh).

Tắc nghẽn cơ học của phân

Chấn thương ở cơ thể

  • Gãy xương chi và/hoặc xương chậu

Rối loạn chuyển hóa

  • Kali trong máu thấp
  • Mất nước nghiêm trọng

Thuốc

  • Vincristine: được sử dụng cho ung thư hạch bạch huyết và bệnh bạch cầu ác tính
  • Barium: được sử dụng để tăng chất lượng hình ảnh X quang
  • Sucralfate: được dùng để điều trị các vết loét
  • Thuốc trung hòa axit

Bệnh thần kinh/thần kinh cơ

  • Bệnh tủy sống
  • Bệnh đĩa đệm
  • Bệnh hậu môn và/hoặc trực tràng

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám sức khỏe toàn diện cho chó. Một xét nghiệm máu toàn diện sẽ được tiến hành, bao gồm xét nghiệm hóa học máu, công thức máu, xét nghiệm chất điện giải và phân tích nước tiểu. Bác sĩ cũng sẽ sờ nắn bụng (kiểm tra bằng cách sờ) ở vùng đại tràng, và khám trực tràng bằng tay, bằng cách dùng ngón tay thâm nhập trực tràng. Bạn sẽ cần phải cung cấp một bệnh sử toàn diện của chó, trong đó có lịch sử các triệu chứng, sự khởi phát các triệu chứng và các sự việc có thể dẫn đến tình trạng này.

Chụp X quang bụng sẽ giúp khám trực quan đại tràng. Các hình ảnh được ghi lại sẽ cho biết liệu đại tràng có đầy phân hay không, có một khối tắc nghẽn trong đại tràng, hay có bất kỳ nguyên nhân nền nào khác gây phình đại tràng hay không. Kiểm tra bên trong đại tràng bằng cách sử dụng một dụng cụ hình ống có gắn đèn (ống nội soi đại tràng) có thể được thực hiện nếu các tổn thương do tắc nghẽn bên trong đại tràng hoặc trong thành đại tràng, không thể loại trừ.

Điều trị

Hầu hết chó bệnh bị phình đại tràng sẽ cần phải nhập viện cho việc điều trị truyền dịch ban đầu, vừa để bù nước cho cơ thể vừa để điều chỉnh sự mất cân bằng điện giải. Sau đó đại tràng có thể được thụt tháo nhẹ nhàng. Bác sĩ thú y sẽ gây mê cho chó, và sau đó tiêm dung dịch thụt tháo ấm và thạch tan trong nước, cho phép dễ dàng lấy phân ra với một ngón tay đeo găng hoặc kẹp forceps. Nếu vấn đề này tái phát hoặc đặc biệt nghiêm trọng, và không đáp ứng với sự điều trị, như trong trường hợp đờ đại tràng không thể hồi phục được, có thể sẽ cần phẫu thuật để điều chỉnh đại tràng. Hầu hết chó có thể chữa khỏi phình đại tràng tái phát sau khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ phần lớn đại tràng.

Chăm sóc

Đối với chó bị phình đại tràng, tập thể dục và hoạt động thường xuyên rất được khuyến khích cho sức khỏe và sức bền của cơ bụng và tiêu hóa của chúng. Chế độ ăn ít chất cặn, nhiều chất xơ cũng có thể giúp ngăn ngừa tái phát phình đại tràng. Một lựa chọn khác là bổ sung chế độ ăn uống duy trì đều đặn của chó với các thực phẩm bổ sung chất xơ được bác sĩ thú y cho phép hoặc bí ngô đóng hộp (không phải nhân bánh ngọt vị bí ngô). Không cho chó ăn xương để tránh các tổn thương có thể xảy ra ở đại tràng khi nuốt phải xương, và ngăn ngừa tình trạng các cục xương bị tiêu hóa một phần làm tắc nghẽn đường ruột.