Các loại thuốc của người được phê duyệt cho vật nuôi
Khi vật nuôi bị ốm, chúng ta sẽ sẵn sàng làm mọi thứ để giúp chúng cảm thấy tốt hơn. Đôi khi, bác sĩ thú y sẽ cho chó hoặc mèo sử dụng những loại thuốc của người chuyên trị các chủng bệnh, bong gân và triệu chứng tương tự như con người.
Bạn có thể cho động vật sử dụng một số loại thuốc viên hoặc thuốc nước an toàn có trong tủ y tế nhà bạn nhưng bắt buộc phải tham khảo ý kiến bác sĩ thú y trước khi dùng các loại thuốc mới. Ngoài ra, liều lượng dùng phải căn cứ vào kích cỡ của vật nuôi. Ngay cả với những loại thuốc được chứng nhận an toàn thì liều dùng vẫn rất quan trọng. Một số loại thuốc ngây nguy hại đến vật nuôi thậm chí chỉ với một liều lượng rất nhỏ.
Dưới đây là 9 loại thuốc dành cho người nhưng vẫn có thể sử dụng cho động vật để giúp chúng hồi phục nhanh hơn, tất nhiên là phải đúng liều lượng.
MiraLAX
Công dụng: Điều trị táo bón
Bạn có thể dùng thuốc MiraMAX với liều lượng nhỏ để giảm đau và cảm giác khó chịu do táo bón cho chó/mèo. Mặc dù tương đối an toàn nhưng hãy trao đổi với bác sĩ thú y để xác định liều lượng thích hợp. Quá liều có thể dẫn đến đau dạ dày và tiêu chảy. Tiêu chảy quá mức cũng có thể dẫn đến mất nước.
Pepcid
Công dụng: Giúp giảm axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày
Chủ nuôi có thể sử dụng Pepcid để điều trị hoặc phòng chứng viêm loét dạ dày do axit dạ dày ở vật nuôi và con người. Ngoài ra, thuốc này còn được sử dụng để kích thích chó/mèo nôn mửa. Tuy nhiên, Pepcid không phải lúc nào cũng hiệu quả. Nếu thú cưng của bạn nôn mửa và chán ăn, đó có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng hơn. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y nếu các triệu chứng không thuyên giảm.
Mặc dù Pepcid tương đối an toàn cho vật nuôi nhưng nó có thể gây ra các tác dụng phụ ở chó như chán ăn và buồn ngủ.
Triệu chứng cho thấy vật nuôi dùng thuốc quá liều là nôn mửa, tăng nhịp tim, miệng và tai đỏ, nướu răng nhợt nhạt, bồn chồn, huyết áp thấp và té xỉu.
Prilosec
Công dụng: Giảm axit dạ dày
Nhìn chung, Prilosec là một loại thuốc an toàn cho vật nuôi, giúp giảm nồng độ acid cao bất thường trong dạ dày. Tuy nhiên, thuốc sẽ đi kèm các tác dụng phụ như chán ăn, nôn mửa, tiêu chảy, đầy hơi, và những biến đổi về tiết niệu hoặc hành vi.
Lomotil
Công dụng: Hạ sốt và giảm ho
Lomotil là thuốc điều trị tiêu chảy nhưng lại được sử dụng phổ biến để giảm ho ở chó. Các giống chó nhỏ rất dễ bị xẹp khí quản, thường có các triệu chứng như ho dai dẳng. Lomotil có thể giúp làm khô các đường dẫn khí và giảm các cơn co thắt gây ho.
Lomotil là một loại thuốc tương đối an toàn, nhưng cũng là thuốc chống tiêu chảy nên có thể có tác dụng phụ như táo bón ở vật nuôi và gây bồn chồn ở người. Một bác sĩ cho biết khi kê đơn thuốc này, bệnh nhân thường phản hồi là bác sĩ đã kê sai thuốc.
Benadryl
Công dụng: Thuốc kháng Histamin và thuốc an thần nhẹ
Cũng có tác dụng như với con người, Benadryl giúp điều trị các phản ứng dị ứng cấp tính ở động vật. Ngoài ra, thuốc này còn có tác dụng an thần nhẹ cho vật nuôi bị căng thẳng do di chuyển trên xe hoặc pháo hoa và để ngừa say tàu xe.
Các tác dụng phụ bao gồm khô miệng, tiết niệu giảm, nôn mửa và chán ăn. Ngoài ra, Benadryl cũng có thể gây đột biến ở mèo.
Nước muối nhỏ mắt và nhỏ mũi
Công dụng: Vệ sinh, giữ ẩm, thông tuyến lệ và đường thở
Chủ nuôi có thể sử dụng thuốc nhỏ mũi của trẻ để vệ sinh đường hô hấp trên bị tắc nghẽn của mèo. Thuốc nhỏ mắt có thể giúp giảm viêm kết mạc nhẹ và các bệnh dị ứng mắt khác.
Dramamine
Công dụng: Làm giảm say tàu xe và chóng mặt
Vật nuôi cũng bị chóng mặt như con người. Sử dụng Dramamine đúng liều có thể giúp giảm các triệu chứng say tàu xe và chóng mặt. Tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn ngủ.
Glucosamine, Chondroitin và Axit béo Omega-3
Công dụng: Cải thiện các khớp xương
Các chất bổ sung này được dùng cho những động vật lớn tuổi hoặc bị thương để giúp xoa dịu cơn đau do viêm khớp và các bệnh về khớp khác. Rất ít các trường hợp bệnh nhân bị tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc này.
Hydrogen Peroxide
Công dụng: Buồn nôn
Chất khử trùng vết côn trùng cắn yêu thích của con người cũng có thể gây buồn nôn ở những vật nuôi đã ăn phải thứ gì đó không được phép. Chẳng hạn như một con chó vừa ăn năm thanh sôcôla. Nếu gặp phải trường hợp này, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức. Không phải lúc nào bạn cũng có thể kích nôn khi thú cưng ăn một thứ gì đó nguy hiểm. Chẳng hạn như viên pin có thể làm hỏng thực quản nếu chó/mèo cố nôn.