Viêm giác mạc (viêm không loét) ở chó

4950
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Viêm giác mạc không loét ở chó

Viêm giác mạc không loét ở chó là tình trạng vết viêm ở giác mạc không giữ được chất fluorescein – một loại thuốc nhuộm nhằm xác định các vết loét giác mạc. Viêm giác mạc là thuật ngữ y học dùng để chỉ các viêm loét của giác mạc – lớp ngoài cùng của mắt. Nếu lớp trên cùng của giác mạc bị hoại tử (do loét), thuốc nhuộm sẽ thâm nhập lớp sâu hơn của giác mạc và tạo ra một vệt phản quang tạm thời dưới ánh sáng cực tím. Đối với viêm giác mạc không loét, lớp trên cùng của giác mạc không bị hoại tử, do đó thuốc nhuộm không thấm vào lớp sâu bên trong của giác mạc.

Đối với bệnh viêm mãn tính bề mặt giác mạc (viêm giác mạc), còn được gọi là pannus (viêm mô hạt), chó chăn cừu Đức và chó Belgian Tervuren có khả năng mắc bệnh theo đường di truyền.

Viêm mãn tính bề mặt giác mạc có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ cao trong độ tuổi từ bốn đến bảy năm tuổi. Bệnh viêm giác mạc không loét tiến triển theo nhiều dạng khác nhau. Chứng viêm đặc trưng bởi sự hiện diện của sắc tố lắng đọng trong giác mạc thường gặp ở các giống chó mũi ngắn, đầu ngắn (brachycephalic) tại mọi độ tuổi. Trong những trường hợp này, do mí mắt không đóng hoàn toàn, mắt tiếp xúc với các chất kích thích trong không khí, thiếu hụt màng nước mắt mà gây ra chứng viêm giác mạc. Nguyên nhân khác có thể bao gồm nếp gấp da xung quanh mũi, hoặc lông mi bất thường chuyển hướng vào trong giác mạc (entropion). Nguyên nhân này đã được xác định rõ ở các giống chó Pugs, Lhasa apsos, shih tzus và Pekingese.

Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng), đặc trưng bởi sự hiện diện của các nốt sần, có thể xảy ra ở bất kỳ giống chó nào, nhưng khả năng xuất hiện nhiều nhất ở các giống spaniels cocker, greyhounds, collies và Shetland sheepdogs. Dạng viêm này này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đôi khi thay đổi theo giống. Đối với giống collies, tuổi trung bình mắc bệnh là từ ba đến bốn năm tuỗi.

Chứng khô mắt thường xuất hiện ở các giống mũi ngắn, đầu ngắn (brachycephalic), đáng chú ý là spaniels, bulldog Anh, Lhasa apsos, shih tzus, pugs, chó săn trắng Tây Nguyên, Bắc Kinh, và Cavalier King Charles spaniels. Bệnh hay gặp ở độ tuổi từ trung niên đến già.

Tuy yếu tố giống chó có liên quan phần nào đến khả năng mắc bệnh, nhưng chưa có cơ sở di truyền học nào ở chó được chứng minh cho đến nay. Tuy nhiên, yếu tố địa lí đã được xác định có phần nào ảnh hưởng như chó sống ở vùng càng cao, càng có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn.

Triệu chứng và loại bệnh

Viêm mãn tính bề mặt giác mạc

  • Thường xuất hiện ở cả hai mắt, tổn thương màu trắng hồng đối xứng với sắc tố biến đổi
  • Thường thấy ở phần ngoài/và phần dưới của giác mạc
  • Mí mắt thứ ba có thể bị ảnh hưởng, trở nên dày hơn hoặc bị giảm sắc tố
  • Lipid trắng (một nhóm hợp chất chứa chất béo hoặc dầu) xuất hiện ở cạnh giác mạc gần kề
  • Bệnh tiến triển nặng có thể gây mù lòa

Chứng viêm có sự xuất hiện các sắc tố lắng đọng trong giác mạc khiến giác mạc có màu nâu khuếch tán thành đen

  • Cùng lúc diễn ra sự xâm lấn của các mạch máu vào mô giác mạc hoặc vết sẹo

Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng)

  • Có đặc trưng là sự xuất hiện các nốt sần
  • Thường xuất hiện ở cà 2 mắt, tổn thương của phần ngoài giác mạc đậm dần từ hồng thành sạm
  • Tiến triển chậm đến nhanh dần
  • Lớp cặn trắng cùng với sự xâm lấn của mạch máu vào mô giác mạc có thể lan sang các vùng giác mạc gần kề

Chứng khô mắt

  • Các phát hiện về bệnh hay thay đổi
  • Xuất hiện ở một hoặc cả hai mắt
  • Mắt có thể tiết ra dịch nhầy hoặc mủ
  • Các mô ẩm của mắt bị tấy đỏ
  • Mạch máu xâm lấn vào mô giác mạc
  • Xuất hiện sắc tố
  • Các vết sẹo hay biến đổi

Biến đổi màu giác mạc

Gây khó chịu cho mắt

Nguyên nhân

  • Chứng viêm giác mạc mãn tính được cho là miễn dịch trung gian. Những nơi có độ cao cao, hứng chịu nhiều bức xạ mặt trời, được cho là làm tăng nguy cơ và mức nghiêm trọng của bệnh
  • Chứng viêm đặc trưng bởi sự xuất hiện của sắc tố lắng đọng ở giác mạc chỉ đứng sau các yếu tố kích thích của chứng viêm mãn tính
  • Tiềm ẩn các căn bệnh khởi phát dưới mắt
  • Thường kèm theo các bệnh giác mạc và chứng khô mắt
  • Chứng viêm ở khu vực kết nối giữa giác mạc (phần trong suốt của mắt) và màng cứng của mắt (tròng trắng), đặc trưng với các nốt sần được cho là phản ứng miễn dịch trung gian
  • Chứng khô mắt thường bị gây ra bởi viêm miễn dịch trung gian của tuyến nước mắt

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám tổng quát, kiểm tra tiền sử bệnh, các dấu hiệu hoặc sự cố có thể đã dẫn đến tình trạng bệnh hiện tại. Chất lỏng từ mắt sẽ được nuôi cấy phục vụ việc nghiên cứu. Viêm giác mạc truyền nhiễm thường dễ chẩn đoán bởi các vết loét và các cơn đau mà nó gây ra rất dễ phân biệt với bệnh viêm không loét. Nếu bệnh do khối u, phần giác mạc và tròng trắng hiếm khi bị ảnh hưởng. Thông thường, các triệu chứng sẽ chỉ thuộc một trong hai bệnh trên. Việc nuôi cấy dịch chất lỏng sẽ giúp nhận định việc chuẩn đoán và có thể sẽ cần đến những xét nghiệm sâu hơn phần mô bị ảnh hưởng. Nếu nghi ngờ bị ung thư, hay xuất hiện các nốt sần, có thể sẽ cần đến thực hiện sinh thiết giác mạc.

Điều trị

Chỉ nếu khi không đáp ứng đủ điều kiện y tế,chó của bạn mới cần phải nhập viện, còn không chăm sóc nội trú là đủ. Đối với tình trạng viêm giác mạc mãn tính,bác sĩ có thể chỉ định xạ trị. Xạ trị và dùng liệu pháp áp lạnh (một kỹ thuật được sử dụng để loại bỏ mô bệnh) cũng có thể được chỉ định cho tình trạng viêm đặc trưng có xuất hiện sắc tố lắng đọng trong giác mạc.

Viêm giác mạc mãn tính có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ bề mặt giác mạc, nhưng thực hiện nếu tình trạng nghiêm trọng; thường là không cần thiết. Ngay cả khi thực hiện phẫu thuật, cần được điều trị y tế trong thời gian dài để ngăn ngừa tái phát.

Viêm có đặc trưng là sự xuất hiện các sắc tố lắng đọng trong giác mạc cũng có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ bề mặt giác mạc, nhưng có thể thực hiện sau khi nguyên nhân ban đầu được chữa khỏi. Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng và chỉ được thực hiện trong những trường hợp nghiêm trọng, khi tình trạng viêm đe dọa đến thị lực của chó.

Tình trạng viêm liên quan đến khu vực nơi giác mạc và tròng trắng tiếp giáp với nhau, và được đặc trưng bởi sự xuất hiện diện của các nốt sần, có thể cần phải phẫu thuật cắt bỏ bề mặt giác mạc. Điều này thường không cần thiết và chỉ tạm thời giải quyết các dấu hiệu lâm sàng; sẽ cần phải tiếp tục điều trị y tế.

Nếu được chẩn đoán là khô mắt, bác sĩ thú y của bạn có thể phẫu thuật di chuyển ống từ tuyến nước bọt mang tai đến mắt, trong trường hợp đó nước bọt sau đó sẽ bù đắp cho sự thiếu hụt nước mắt, cung cấp độ ẩm cần thiết. Phẫu thuật đóng một phần mí mắt cũng có thể sẽ cần thiết.

Bác sĩ thú y có thể kê toa một số loại thuốc để điều trị cho các dạng khác nhau của bệnh, và để giảm bớt sự khó chịu mà chó phải trải qua.

Phòng ngừa

Bệnh viêm giác mạc mãn tính thường xảy ra nhiều hơn ở các giống chó sống ở vùng cao (nơi có ánh sáng mặt trời mạnh)

Cách chăm sóc

Bác sĩ thú y sẽ tiến hành khám mắt định kỳ để đánh giá liệu trình điều trị, thiết lập một lịch trình theo dõi liệu trong khoảng thời gian cách nhau từ một đến hai tuần, và dần dần kéo dài khoảng thời gian thăm khám cách nhau miễn là các dấu hiệu lâm sàng của chó thuyên giảm. Đối với những ca bệnh nặng hơn, chó có thể tiếp tục bị khó chịu ở mắt, bị khiếm khuyết thị giác hoặc nặng hơn là mù vĩnh viễn.