Thoái hóa giác mạc ở chó

5165
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Sự thoái hoá giác mạc và sự ảnh hưởng của nó ở chó

Giác mạc là lớp lót trong suốt bao phủ mặt trước của nhãn cầu; tức là, mống mắt và đồng tử (tương ứng, vùng màu mở rộng và khép lại để cho phép ánh sáng đi vào mắt, là ống kính truyền ánh sáng và hình ảnh tới não – trung tâm tối quan trọng). Giác mạc nối liền với phần màu trắng của mắt, bao gồm cả phần còn lại của nhãn cầu. Bên dưới giác mạc và lớp màu trắng của mắt là một lớp mô liên kết hỗ trợ nhãn cầu từ bên trong, được gọi là chất nền.

Thoái hoá giác mạc có thể xảy ra ở một mắt hoặc cả hai mắt, trạng thái thứ cấp ở mắt thứ hai hoặc rối loạn cơ thể (toàn thân). Nó được đặc trưng bởi lipid (phân tử hoà tan chất béo) hoặc canxi trong chất nền giác mạc, và/ hoặc biểu mô (mô bao gồm các lớp tế bào lót bên trong bọng nhãn cầu, bên dưới các kết cấu liên kết mô).

Tình trạng hoặc bệnh này có thể ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách bệnh này ảnh hưởng đến mèo, vui lòng truy cập trang này.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Giác mạc thô ráp hơn, với các mức độ khác nhau, nơi cạnh của giác mạc gặp với phần mô màu trắng ở mặt có tình trạng xơ cứng. Các tình trạng khác ở mắt như sẹo giác mạc, viêm giác mạc, viêm màng bồ đào mãn tính (bệnh viêm nhiễm từ lâu đời ở mặt trước của mắt) đều có thể dẫn đến thoái hoá giác mạc. Nếu một hoặc nhiều trong số những điều kiện này có mặt, cần đưa chó đi kiểm tra giác mạc để ngăn ngừa thiệt hại nghiêm trọng và vĩnh viễn.

Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chính gây thoái hoá giác mạc là chứng thừa lipid – chất béo trong cấu trúc hỗ trợ bên trong nhãn cầu: các mô liên kết và biểu mô. Mặc dù lipid là một phần bình thường của cơ thể, vì chúng là một cấu trúc chính của tế bào sống, sự tích tụ các chất béo trong các mô có thể dẫn đến rối loạn hệ thống mà chúng sinh sống. Hiện tượng mỡ trong máu cao, là một rối loạn chuyển hoá đặc trưng bởi nồng độ cholesterol cao và nồng độ lipoprotein trong huyết tương cao, có thể làm tăng nguy cơ thừa chất béo trong các mô hỗ trợ liên kết, hoặc làm trầm trọng tình trạng hiện đang mắc phải. Hiện tượng mỡ trong máu cao có thể là tình trạng thứ cấp của suy giáp, đái tháo đường, chứng tăng động mạch chủ (sản xuất mãn tính quá nhiều cortisone), viêm tuỵ, hội chứng thận hư (một loại rối loạn khi mà thận bị tổn thương) và bệnh gan.

Chứng tăng calci huyết, tình trạng đặc trưng bởi việc sản xuất quá nhiều canxi, có thể làm tăng nguy cơ thừa canxi ở mô liên kết, cũng có thể dẫn đến thoái hoá giác mạc. Chứng thừa canxi trong giác mạc thường ít thấy hơn so với chứng thừa lipid.

Các rối loạn khác có thể ảnh hưởng đến giác mạc và chức năng của nó là chứng tăng phosphate huyết, một bất thường về điện giải phân biệt bởi quá ít phốt pho trong máu, và ngộ độc vitamin D – việc sản xuất dư thừa vitamin D.

Thoái hoá giác mạc là bệnh không di truyền, nhưng nó có tỷ lệ xảy ra cao hơn đối với loài chó miniature schnauzers.

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ cần xác định vài dấu hiệu trước khi chẩn đoán bệnh. Mắt chó sẽ được phủ một lớp chất fluorescein, một loại thuốc nhuộm màu da cam nhìn thấy được trong ánh sáng xanh để phát hiện tổn thương ở giác mạc, hoặc sự hiện diện của các vật thể lạ trên bề mặt của mắt. Việc kiểm tra các vết bất thường có thể cho kết quả loét giác mạc với các mức độ phù nề khác nhau (sưng). Phù nề, nếu có, sẽ có màu xanh xám và có kích thước và mật độ vùng mắc phải khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Các vết bất thường cũng có thể là vết sẹo giác mạc – mà sẽ gây ra độ mờ đục nhất định, có màu ở các cấp độ trắng xám tuỳ thuộc vào mức độ nghiêm trọng. Bệnh phát triển xấu đi có thể dẫn đến loét giác mạc, và thị lực có thể bị ảnh hưởng nếu bệnh ở tình trạng nặng. Nếu phát hiện bệnh rõ ràng ở mắt, chẳng hạn như viêm màng bồ đào, suy giảm thị lực nghiêm trọng có thể xảy ra.

Nếu thử nghiệm với fluorescein không cho thấy bất kỳ bất thường nào, bác sĩ sẽ tìm phần yếu đi của giác mạc (chứng loạn dưỡng), làm ảnh hưởng đến cả hai mắt, thường ảnh hưởng đến khả năng nhìn rõ. Giác mạc sẽ có màu xám trắng với các cấp độ màu khác nhau. Khi mắc chứng loạn dưỡng, mắt sẽ không giữ lại được thuốc nhuộm fluorescein khi thử nghiệm, có thể kết luận mắc không bị viêm. Nếu có vật thể lạ xâm nhập vào mắt (tế bào viêm thâm nhập), nó sẽ khiến giác mạc có vùng màu xám trắng, mật độ vùng mắc phải khác nhau tuỳ thuộc mức độ nghiêm trọng; nếu kiểm tra bằng kính hiển vi cho các tế bào giác mạc sẽ cho thấy tình trạng của các tế bào màu trắng, đây là các tế bào chịu trách nhiệm bảo vệ cơ thể chống lại các tác động nhiễm trùng từ bên ngoài, chỉ ra sự có mặt của sinh vật lạ trong mắt.

Điều trị

Nếu phát hiện có bệnh về mắt, bác sĩ thú y sẽ có phương án điều trị phù hợp. Chứng thừa mỡ trong máu và thừa canxi làm giảm thị lực hoặc gây khó chịu cho mắt, hoặc từ việc có sự cộm, rạn nứt hoặc loét biểu mô giác mạc, có thể được điều trị với liệu pháp cạo giác mạc hoặc phẫu thuật loại bỏ một phần bề mặt giác mạc (chiết quang keratectomy). Cùng với các phương pháp điều trị là các quản lý y khoa, vì chứng thừa mỡ trong máu và thừa canxi có khả năng tái phát sau khi phẫu thuật keratectomy. Chế độ ăn của chó cũng cần được xem xét. Nếu phát hiện chó mắc chứng tăng lipoprotein huyết, chế độ ăn ít chất béo sẽ giúp ngăn ngừa bệnh tiến triển. Bác sĩ sẽ tư vấn về cách thức phù hợp. Cả hai phương pháp điều trị đều hữu ích cho việc làm chậm hoặc ngừng tiến triển của bệnh.

Chăm sóc

Bác sĩ sẽ cần theo dõi lượng cholestrrol trong máu và chỉ số chất béo trung tính của chó để đánh giá tính hiệu quả của việc quản lý chế độ ăn uống, nếu điều đó đã được đưa ra để thực hiện. Nếu bệnh đang ở trạng thái nhẹ, chó sẽ được chỉ định theo dõi sự tiến triển hoặc suy giảm của bệnh, và được điều trị theo khả năng và sự đáp ứng của chú chó của bạn.