Bệnh cường giáp – Dư thừa hóc môn tuyến giáp ở mèo

5002
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Bệnh Cường Giáp ở Mèo

Cường giáp là một căn bệnh xảy ra do tuyến giáp sản sinh quá mức hóc môn tuyến giáp, đó là một loại hóc môn làm tăng sự trao đổi chất trong cơ thể. Giáp trạng là tuyến thường tạo ra các hóc môn tuyến giáp nhằm phản ứng lại những kích thích của tuyến yên – “tuyến chủ” của cơ thể. Hóc môn tuyến giáp thường làm tăng quá trình hóa học xảy ra trong các tế bào của cơ thể, đặc biệt có liên quan đến sự trao đổi chất; tuy nhiên, trong bệnh cường giáp, mức độ hóc môn dư thừa đã gây áp lực cho các tế bào và cơ thể hoạt động quá mức, dẫn đến tăng cường trao đổi chất nhưng lại sụt cân, tinh thần lo lắng, tiêu chảy và một số các triệu chứng khác.

Khuynh hướng di truyền ở bệnh cường giáp chưa được ghi nhận, nhưng lại khá phổ biến ở mèo. Trong thực tế, cường giáp là bệnh nội tiết tố phổ biến nhất (nội tiết) đối với quần thể mèo, thường gặp ở những con mèo ở độ tuổi trung niên và già. (Độ tuổi trung bình theo nghiên cứu là xấp xỉ khoảng 13 năm trong tầm tuổi thọ từ 4 đến 22 năm.)

Triệu chứng và Loại bệnh

  • Sụt cân
  • Háu ăn
  • Bề ngoài mệt mỏi
  • Tình trạng cơ thể yếu ớt
  • Nôn mửa
  • Tiêu chảy
  • Chứng khát nước nhiều (polydipsia)
  • Tăng lượng nước tiểu (polyuria)
  • Thở nhanh (tachypnea)
  • Khó thở (dyspnea)
  • Nhịp tim nhanh; đặc biệt là nhịp tim bất thường được gọi là “nhịp phi nước đại”.
  • Tăng động
  • Cáu gắt
  • Tuyến giáp mở rộng, cộm lên như một cục u trên cổ
  • Móng tay dày

Thấp hơn 10% mèo bị cường giáp trở nên lãnh cảm. Những con mèo này có những biểu hiện không điển hình như chán ăn, mất khẩu vị, trầm cảm và yếu ớt.

Nguyên nhân

  • Các nốt tuyến giáp hoạt động quá mức (nơi mà các nốt tuyến giáp tạo ra hóc môn tuyến giáp dư thừa vượt tầm kiểm soát của tuyến yên.
  • Ung thư tuyến giáp hiếm gặp
  • Một số báo cáo đã chỉ ra sự liên quan giữa bệnh cường giáp và thức ăn đóng hộp
  • Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh

Chẩn đoán

Các dấu hiệu của cường giáp ở mèo có thể trùng lặp với những dấu hiệu của bệnh suy thận mãn tính, bệnh gan mãn tính và ung thư (đặc biệt là u lympho ruột). Các bệnh này có thể được ngăn chặn dựa trên cơ sở các phát hiện trong phòng thí nghiệm thông thường và xét nghiệm chức năng tuyến giáp. Bác sĩ thú y của bạn sẽ tiến hành một loạt các xét nghiệm để đạt được chẩn đoán đáng tin cậy.

Chụp X quang ngực và siêu âm tim có thể giúp ích cho việc đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh cơ tim. Siêu âm bụng có thể giúp ích cho việc phát hiện bệnh thận tiềm ẩn.

Phương pháp thực chất xạ hình tuyến giáp (Thyroid gland scintigraphy) (một kĩ thuật chẩn đoán trong đó thu được một hình ảnh hai chiều của một nguồn bức xạ cơ thể thông qua việc sử dụng đồng vị phóng xạ) có thể được sử dụng để chẩn đoán cường giáp và xác định vị trí của mô tuyến giáp bất thường. Nồng độ T4 cao (tetraiodothyronine) trong huyết thanh là phát hiện phổ biến nhất, khẳng định chẩn đoán mắc phải cường giáp. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nồng độ T4 có thể ở mức bình thường, làm cho chẩn đoán cường giáp trở nên khó khăn hơn. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu của bệnh. Nếu mèo của bạn có biểu hiện triệu chứng cường giáp nhưng xét nghiệm máu lại không thuyết phục điều đó, bạn sẽ cần phải quay trở lại bác sĩ thú y của bạn để xét nghiệm máu thêm.

Điều trị

Chỉ cần điều trị ngoại trú nếu có thể sử dụng các thuốc ức chế sự sản xuất hormon tuyến giáp. Nhưng nếu phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, hoặc điều trị bằng cách sử dụng một dạng iod phóng xạ sẽ cần đến việc điều trị và theo dõi nội trú.

Phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp được thực hiện hiệu quả nhất khi chỉ có một tuyến giáp bị ảnh hưởng, vì loại bỏ cả hai có thể dẫn đến tình trạng suy giáp. Một biến chứng khác có thể xảy ra là hoạt động của tuyến giáp còn lại bị liên tục kích thích hoạt động.

Việc sử dụng phương pháp iod phóng xạ được tiến hành cách ly trong khu vực y tế kín do bản chất của việc điều trị liên quan đến phóng xạ. Tùy thuộc vào nơi bạn sinh sống và hướng dẫn củ bác sĩ, mèo của bạn sẽ cần được nhập viện từ một vài ngày đến một vài tuần sau khi chữa trị bằng thuốc phóng xạ nhằm loại bỏ hết chất phóng xạ tồn dư trong cơ thể mèo trước khi giao về cho gia đình. Sau khi mèo được mang về nhà, bạn cũng cần hết sức đề phòng đế tránh có các phản ứng độc hại với chất điều trị bằng phóng xạ. Các bác sĩ thú y sẽ đưa ra lời khuyên về các biện pháp phòng tránh này.

Thuốc kháng tuyến giáp cũng có thể mang lại nhiều hiệu quả. Tuy nhiên, để duy trì sự sống mèo còn cần các loại thuốc kiểm soát hoạt động tuyến giáp. Trong trường hợp hiếm hoi, cường giáp không được điều trị có thể dẫn đến suy tim sung huyết, đòi hỏi phải cấp cứu, chăm sóc nội trú đặc biệt. Mèo trong tình trạng này cần cung cấp bổ sung protein cùng với chế độ ăn dễ hấp thụ để giải quyết việc hấp thu chất dinh dưỡng kém nhưng mức độ trao đổi chất lại tăng cao.

Một khi các triệu chứng chính xuất phát từ mức độ kích thích tố tuyến giáp quá mức trong cơ thể đã được giải quyết thì không cần nghiêm nghặt quá trong việc thay đổi chế độ ăn uống. Mặc dù vậy, các thay đổi này lại cần thiết để điều trị hoặc kiểm soát các biến chứng như tổn thương thận chẳng hạn.

Lối sống và cách chăm sóc

Một khi đã bắt đầu điều trị, bác sĩ thú y sẽ cần phải tái khám mèo của bạn để kiểm tra huyết đồ, theo dõi nồng độ hóc môn tuyến giáp T4 mỗi 2 – 3 tuần trong khoảng 3 tháng đầu điều trị. Liều lượng thuốc theo đó sẽ được điều chỉnh để giữ nồng độ T4 trong mức bình thường-thấp.

Nều mèo đã trải qua phẫu thuật cắt bỏ tuyến giáp, bác sĩ thú y sẽ cần phải theo dõi sát sao quá trình phục hồi thể chất của mèo. Mèo cần được thăm khám nếu xuất hiện các biến chứng như hạ mức canxi, liệt thanh quản trong giai đoạn đầu phẫu thuật. Bác sĩ thú y cũng sẽ đo nồng độ hóc môn tuyến giáp để kiểm tra liệu bệnh có tái phát trong tuần đầu sau phẫu thuật và cứ mỗi 3-6 tháng sau đó