5 bước đi đến thành công trên con đường trở thành phụ huynh của thú nuôi mới

2890
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

1. Trang bị nhà an toàn với vật nuôi

Chó và mèo thích khám phá những địa điểm mới theo nhiều cách – ngửi, liếm, ăn, nhảy, cào, … Kristen Collins, một chuyên gia hành vi thuộc Nhóm những chuyên gia hành vi chống bạo lực ASPCA nói rằng: “Hầu hết mọi người không nghĩ đến việc chuẩn bị cần làm trước khi đón vật nuôi về nhà”.

Là một phụ huynh nuôi thú cưng mới, công việc của bạn là mang hóa chất, chất tẩy rửa, quần áo và giày dép ra khỏi nhà hoặc ngoài tầm với của vật nuôi. Đảm bảo kệ bếp và sàn nhà luôn trống, khóa tủ, đặt dây nối nguồn điện và dây điện ra khỏi tầm mắt của vật nuôi hoặc cố định an toàn vào tường. Hãy chắc chắn thú cưng của bạn có rất nhiều đồ chơi cần thiết cho chó và mèo, chẳng hạn như đồ chơi mài răng cho chó và cột cào cấu cho mèo.

2. Tìm hiểu cách sắp xếp thời gian phù hợp với vật nuôi

Lịch trình và thiết lập thói quen là một cách tuyệt vời để khuyến khích hành vi nên có. Ở trường hợp này, vật nuôi cũng giống như một đứa trẻ. Chúng cần có thói quen thường xuyên, đặc biệt là thói quen bắt đầu ngay sau khi được làm quen với bạn và về nhà mới. Dưới đây là một số thời gian biểu quan trọng cần thực hiện:

Thời gian sử dụng phòng tắm

Hy vọng thú cưng mới của bạn đã được huấn luyện đi vệ sinh (hay còn gọi là “Huấn luyện thú nuôi đi vệ sinh ở một nơi nhất định”). Nếu không, hãy bắt đầu thiết lập lịch trình sử dụng phòng tắm trong vài ngày/tuần đầu tiên tại nhà bạn, đặc biệt là đối với chó. Mức độ thường xuyên sử dụng phòng tắm tùy vào độ tuổi của thú nuôi nhà bạn. Chó con và mèo con (một vài tháng tuổi trở xuống) sẽ đi tiểu thường xuyên hơn do bàng quang nhỏ và có thể cần được hỗ trợ, khuyến khích. Nếu có một “tai nạn” xảy ra, đừng băn khoăn. Đơn giản chỉ cần làm sạch chỗ đó và hướng dẫn cho động vật thấy nơi có vị trí “bô” của chúng (ví dụ: bên ngoài đối với chó và hộp vệ sinh đối với mèo). Tai nạn sẽ xảy ra ngày càng ít hơn vì thú cưng mới trở nên thích nghi với thời gian sử dụng phòng tắm, đặc biệt nếu bạn khuyến khích động vật (ví dụ: khen ngợi, cho ăn) khi chúng đi vệ sinh đúng cách.

Thời gian chơi/tập thể dục

Hơn 50% chó và mèo thừa cân hoặc béo phì. Nguyên nhân chính là do thiếu thời gian chơi và tập thể dục. Thiết lập thời gian chơi có thể bắt đầu ở mọi lứa tuổi và thú cưng nên được khuyến khích tham gia hàng ngày, lý tưởng là khoảng 10-15 phút vài lần trong một ngày.

Đối với thói quen tập thể dục, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Nhiều động vật không nên tham gia tập thể dục nghiêm ngặt cho đến khoảng 12 tháng tuổi và một số giống chó, mèo có thể có những yêu cầu đặc biệt trong quá trình tập thể dục do các vấn đề về sức khỏe hoặc di truyền cơ bản (ví dụ như: Giống chó có đầu ngắn hoặc mặt xệ như pug hoặc bulldog dễ bị mệt và nhiệt độ cơ thể dễ tăng cao hơn). Trong hầu hết các trường hợp, tập thể dục thường xuyên như đi bộ hoặc chạy bộ 2-3 lần một tuần trong 15-30 phút được khuyến cáo cho chó. Mèo thường thích rượt đuổi/trò chơi đập nảy hơn là đi bộ có dây dẫn, nhưng không phải mọi con mèo đều giống nhau.

Thời gian cho ăn

Nếu có thể, hãy định lượng phần ăn trong mỗi bữa ăn vì làm như vậy sẽ giúp hạn chế lượng calo mà vật động vật tiêu thụ vào một lúc. Bạn có thể cho ăn theo bữa hoặc để chúng để ăn theo tốc độ của riêng nó.

3. Chọn chế độ ăn thích hợp

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng có vai trò quan trọng để đảm bảo cho chúng hạnh phúc và khỏe mạnh trong nhiều năm tới. Nhu cầu dinh dưỡng sẽ khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn sống của chó hoặc mèo. Ví dụ, nhu cầu dinh dưỡng của một con chó con hoặc mèo con đang phát triển khác nhiều so với nhu cầu của một vật nuôi trưởng thành và ít vận động. Nhu cầu dinh dưỡng có thể thay đổi trong những năm cuối đời của chúng. Tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để xem chế độ ăn nào là tốt nhất cho lối sống và giai đoạn sống cụ thể của vật nuôi.

4. Tập trung huấn luyện tích cực / Xem chừng các vấn đề hành vi

Hãy chắc chắn huấn luyện động vật nuôi ngay từ đầu, nhưng luôn duy trì tình trạng tích cực. Collins cho biết: “Không cần phải la hét hay trừng phạt thể xác. Đặt bản thân mình vào vị trí của một người lãnh đạo và yêu cầu động vật thực hiện những hành vi đúng mực từ những điều đơn giản nhất, như chuẩn bị ra ngoài hoặc ăn tối.”

Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề hành vi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Họ có thể giúp xác định xem động vật có mắc bệnh hay không. Nếu không, bạn nên tư vấn tại người huấn luyện thú cưng của địa phương hoặc chuyên gia hành vi để giải quyết vấn đề.

Một bệnh phổ biến mà bạn có thể ngăn ngừa sớm là chứng lo lắng chia ly. Nhiều chủ nuôi mới vô tình tạo ra chứng bệnh như vậy bằng cách nuôi thú cưng vào cuối tuần, dành mọi khoảnh khắc với chúng và sau đó lạnh nhạt từ thứ hai cho đến thứ sáu. Bạn có thể giúp ngăn ngừa lo lắng này bằng cách để thú cưng mới một mình với một món đồ chơi vui vẻ trong vài phút mỗi ngày và dần dần tăng “thời gian một mình”. Hãy bắt đầu thói quen như vậy vào ngày đầu tiên bạn mang chúng về nhà.

5. Bác sĩ thú y là nguồn chăm sóc sức khỏe tốt nhất

Theo nhiều cách khác nhau, bác sĩ thú y sẽ là cố vấn đáng tin cậy nhất và là người để bạn dựa vào nhiều nhất khi bạn có thắc mắc. Cần tư vấn về thức ăn cho chó hoặc mèo? Hãy hỏi bác sĩ thú y. Bạn phân vân không biết nên triệt sản hay tiêm chủng cho thú nuôi? Hãy hỏi bác sĩ thú y. Chó hoặc mèo bị nôn mửa hoặc ngứa ngáy? Hãy hỏi bác sĩ thú y. Bác sĩ thú y có rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc động vật và họ thực sự quan tâm đến sự sung túc của thú cưng nhà bạn. Vì vậy, hãy chắc chắn đến gặp bác sĩ định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để khám bệnh cho thú nuôi.