Viêm chân răng có mủ ở chó

5461
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Áp xe chóp chân răng ở chó

Giống như con người, chó có thể bị áp xe chân răng, hoặc có mủ ở dưới hoặc trong các mô xung quanh răng.

Áp xe răng do nhiều nguyên nhân gây ra, bệnh khiến chó có cảm giác rất đau. Bệnh có thể điều trị được. Tuy nhiên, nếu không chữa trị, vi khuẩn có thể lan ra các khu vực khác trong miệng, gây ra các bệnh nghiêm trọng khác.

Áp xe răng ảnh hưởng đến cả chó và mèo. Nếu bạn muốn biết cách bệnh này ảnh hưởng đến mèo, hãy truy cập trang này nhé.

Triệu chứng và các dạng bệnh

Chó có thể bị một hoặc nhiều dấu hiệu sau khi đang bị áp xe chân răng:

  • Hơi thở hôi
  • Răng lỏng lẻo
  • Sưng mặt
  • Răng bị gãy
  • Răng đổi màu
  • Không nhai được
  • Nhiều mảng bám trên răng

Nguyên nhân

Chó bị mắc bệnh nha chu có thể dẫn đến hình thành áp xe răng, thường gặp hơn ở những con chó có xu hướng cắn hoặc nhai thường xuyên (ví dụ như chó hay chơi kéo co bằng răng). Nếu chó không được điều trị khi bị chấn thương trên mặt hoặc miệng, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc tiểu đường cũng có thể gây nên áp xe.

Chẩn đoán

Khám răng miệng có thể giúp kiểm tra chó có bị áp xe không. Ngoài ra, có thể dùng xét nghiệm máu để xác định xem áp xe có phải là do một bệnh khác nghiêm trọng hơn gây ra hay không.

Điều trị

Cách phổ biến để điều trị bệnh là hút mủ dưới hoặc xung quanh răng; giúp loại bỏ nhiễm trùng. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ nhổ răng để đẩy nhanh thời gian hồi phục của chó. Chườm lạnh và uống thuốc kháng sinh sẽ giúp giảm viêm, dùng thuốc giảm đau sẽ giúp chó dễ chịu hơn trong quá trình hồi phục.

Chăm sóc

Trong kì khám lại tiếp theo (trong vòng 7 đến 10 ngày điều trị), bác sĩ thú y sẽ kiểm tra độ nhạy, mức độ phục hồi ở chỗ răng đã nhổ, để đảm bảo không bị nhiễm trùng. Nhiễm trùng là tình trạng phổ biến sau nhổ răng, do đó cần hạn chế cho chó nhai, cắn, và ăn thức ăn cứng để nhanh lành bệnh.

Có thể giúp đẩy nhanh thời gian hồi phục của chó bằng việc không cho ăn xương cứng hoặc các đồ ăn khó nhai. Ngoài ra, nên đưa chó đi khám răng thường xuyên để kiểm tra bất thường kịp thời.

Phòng ngừa

Duy trì vệ sinh răng miệng có thể giúp ngăn ngừa sự hình thành áp xe trong miệng chó. Hạn chế nhai các vật cứng hoặc kéo răng của chó (thông qua trò kéo co bằng răng) cũng sẽ giúp giảm khả năng bị áp xe.