Dị tật van tim ở chó

3259
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Loạn sản van nhĩ – thất ở chó

Những con chó có van hai lá hoặc van ba lá bị dị tật là mắc bệnh loạn sản van nhĩ – thất (AVD). Tình trạng này dẫn đến việc các van đóng lại không khít và không ngăn được dòng máu chảy lúc cần hoặc làm tắc nghẽn dòng máu chảy ra ngoài do các van này bị hẹp. Dị tật gây ra hở van hoặc tắc nghẽn phụ thuộc vào kích cỡ và vị trí của những khiếm khuyết về mặt giải phẫu này.

Van không hoạt động hiệu quả gây ra tâm nhĩ ở cùng phía với van đó (bên trái hoặc bên phải) giãn ra và tâm thất trương to. Việc quá tải lưu lượng máu trong thời gian dài làm tăng áp lực lên tâm nhĩ và gây ra máu ứ ở phổi (nếu van hai lá bị dị dạng) hoặc máu không lưu thông trong cơ thể (nếu van ba lá bị dị dạng). Ngược lại với dị tật này là tình trạng hẹp van tim, gây ra giãn nở tâm nhĩ cùng lúc với kỳ tâm thất ở cùng phía co lại .

Ví dụ, khiếm khuyết ở van hai lá, ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến phổi bởi nó nằm ở bên trái quả tim, trong khi đó van ba lá ở bên phải quả tim sẽ ảnh hưởng đến dòng máu chảy đến các phần còn lại của cơ thể.

Những trường hợp loạn sản này khá phổ biến ở một số giống chó. Loạn sản van ba lá thường thấy ở giống German shepherd (chó chăn cừu Đức), giống chó Great Pyrenees, Old English sheepdog (chó chăn cừu Anh), và gen bệnh này là gen lặn đối với giống Labbrador Retriever (giống chó Lab). Loạn sản van ba lá thường thấy ở giống chó Bull Terriers (chó sục bull terrier), Newfoundland, Labrador retriever (chó Lab), Great Dane, chó lông vàng golden retriever, German shepherd (chó chăn cừu Đức), và chó đốm Dalmatian. Ngoài ra động vật có vú thuộc giống đực thường mắc bệnh suy tim do tình trạng loạn sản van tim này gây ra.

Các khiếm khuyết bẩm sinh ở van tim thường được chẩn đoán trong vài năm đầu đời của chú chó.

Triệu chứng và phân loại

Loạn sản van ba lá

  • Còi cọc
  • Thở to
  • Có dịch hoặc sưng ở ổ bụng

Loạn sản van hai lá

  • Không chịu được khi gắng sức
  • Khó khăn khi thở/ ho
  • Ngất

Nguyên nhân

Dị tật bẩm sinh, nghi ngờ có nguồn gốc di truyền

Chẩn đoán

Bạn cần phải cung cấp cho bác sỹ thú y bệnh sử chi tiết về tình trạng sức khỏe chú chó và các triệu chứng khởi phát, bao gồm bất kỳ thông tin nào bạn có về họ hàng nó. Bảng phân tích máu chi tiết sẽ được tiến hành bao gồm bảng phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát và phân tích nước tiểu. Kết quả của những xét nghiệm này thường sẽ cho ra những chỉ số bình thường. Dựa vào những triệu chứng xuất hiện ở chú chó cùng với kết quả kiểm tra sức khỏe ban đầu, bác sỹ thú y có thể thu hẹp nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh và sẽ tìm ra loại khiếm khuyết van tim nào mà chú chó của bạn mắc phải. Để có thể đưa ra được kết luận thì bác sỹ thú y cũng sẽ cần tiến hành thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

Để phục vụ cho công tác chẩn đoán, bác sỹ thú y sẽ cần phải sử dụng đến các công cụ hỗ trợ hình ảnh để có thể nhìn được hình ảnh trái tim. Tia X quang có thể giúp xác định xem liệu van tim hoặc tâm nhĩ ở cùng phía có bị nở to ra không hay, và siêu âm tim sẽ cho thấy tình trạng tâm nhĩ giãn nở và những bất thường xảy ra khi dòng máu chảy qua tim, trong trường hợp loạn sản van ba lá. Kết quả thu được từ siêu âm tim cũng có thể giúp bác sỹ thú y xác định liệu chức năng điện tim có bị ảnh hưởng hay không. Bất thường nhịp tim và đo chính xác bất thường đó có thể giúp ích rất lớn trong việc xác định xem liệu bên nào tim bị ảnh hưởng.

Điều trị

Nếu chú chó của bạn bị suy tim xung huyết thì tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng bệnh mà quyết định xem liệu nó có cần phải nhập viện để được điều trị chuyên sâu hay không. Có biện pháp chữa trị cho bệnh này nhưng biện pháp cụ thể như nào thì phải tùy thuộc vào bệnh bắt nguồn từ van nào của tim. Sử dụng thuốc lợi tiểu nhằm mục đích làm giảm tình trạng giữ nước trong cơ thể và thuốc giãn mạch cũng có thể được dùng nhằm làm giãn các mạch máu, và thuốc chống loạn nhịp tim như digoxin cũng có thể được sử dụng nhằm kiểm soát nhịp đập tim.

Tiên lượng dài hạn đối với tình trạng loạn sản van nhĩ – thất thường kém, và phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Chăm sóc

Chú chó của bạn cần được tái khám mỗi 3 tháng một lần nhằm kiểm tra xem liệu các triệu chứng của suy tim mãn tính có còn không và theo đó điều chỉnh biện pháp điều trị thích hợp. Chụp X quang ngực và điện tâm đồ (EKG- đo điện tim) và siêu âm thường được tiến hành ở những lần tái khám. Bác sỹ thú y sẽ trao đổi với bạn về những biện pháp phòng ngừa cũng như điều trị tại nhà, nhưng nói chung những chú chó bị chẩn đoán là mắc AVD sẽ cần phải có chế độ ăn hạn chế muối và các hoạt động vận động cũng cần phải hạn chế.

Bởi vì căn bệnh này có nguồn gốc do di truyền, nên nếu chú chó của bạn bị chẩn đoán mắc bệnh, thì bác sỹ thú y sẽ khuyến cáo bạn không nên cho chúng sinh sản. Bác sỹ thú y sẽ chỉ định tiến hành triệt sản với cả giống cái và giống đực.