Viêm da cơ địa dị ứng – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3576
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chó có thể bị dị ứng không?

Câu trả lời là: Có. Chó có thể bị dị ứng giống con người. Dị ứng ở chó thường do các chất gây dị ứng tìm thấy trong phấn hoa, lông thú, thực vật và côn trùng nhưng chó cũng có thể bị dị ứng do thức ăn và thuốc. Các triệu chứng của dị ứng có thể bao gồm ngứa quá mức, gãi liên tục, phát ban, hắt hơi, chảy nước mắt, gặm chân, và viêm da. Một vài trường hợp, con chó mắc bệnh viêm da cơ địa, bệnh này có liên quan hoặc có nguyên do xuất phát từ dị ứng.

Viêm da cơ địa ở chó

Viêm da cơ địa là bệnh viêm da mãn tính liên quan đến dị ứng. Thực tế, đây là bệnh dị ứng da phổ biến thứ hai ở chó. Các tác nhân vô hại thông thường như cỏ, bào tử nấm mốc, bụi mạt trong nhà và các tác nhân gây dị ứng môi trường khác cũng có thể là nguyên nhân gây ra phản ứng dị ứng.

Những con chó thường có dấu hiệu mắc bệnh này trong giai đoạn chúng từ 3 tháng đến 6 năm tuổi thường, mặc dù trong năm đầu các dấu hiệu thường mờ nhạt và không rõ ràng cho đến trước năm thứ 3.

Mặc dù thực tế chó dễ bị viêm da cơ địa hơn mèo nhưng bệnh viêm da cơ địa vẫn xảy ra ở loài mèo. Nếu bạn muốn tìm hiểu những ảnh hưởng của bệnh viêm da cơ địa với loài mèo, hãy truy cập vào trang này.

Triệu chứng

Thông thường các triệu chứng liên quan đến viêm da cơ địa sẽ trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian mặc dù chúng cũng xuất hiện rõ ràng hơn theo các mùa nhất định. Các vùng dễ bị ảnh hưởng ở chó bao gồm:

  • Tai
  • Cổ chân
  • Mắt cá chân
  • Mõm
  • Nách
  • Háng
  • Quanh mắt
  • Khe giữa các ngón chân

Trong khi đó, các triệu chứng liên quan đến viêm da dị ứng bao gồm ngứa, gãi, chà xát và liếm, đặc biệt quanh mặt, bàn chân và nách.

Nguyên nhân

Nguyên nhân khởi phát thường liên quan đến tiền sử gia đình bị dị ứng. Điều này có thể khiến con chó trở nên mẫn cảm hơn với các tác nhân gây dị ứng như:

  • Lông động vật
  • Phấn hoa trong không khí ( cỏ, cỏ dại, cây, …)
  • Bào tử nấm mốc ( trong nhà và ngoài trời)
  • Mạt bụi trong nhà.

Chuẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ cần bệnh sử hoàn chỉnh của chú chó để quyết định xem nguyên nhân cơ bản dẫn đến dị ứng da, bao gồm cả việc khám sức khỏe.

Xét nghiệm dị ứng từ huyết thanh có thể được tiến hành nhưng không phải lúc nào cũng đưa ra kết quả đáng tin cậy. Chất lượng của xét nghiệm này thường phụ thuộc vào phòng thí nghiệm để phân tích kết quả. Kiểm tra dưới da là biện pháp lấy một lượng nhỏ chất gây dị ứng đem tiêm vào da và phản ứng dị ứng được xác định khi nốt mày đay (nốt sưng đỏ) xuất hiện; biện pháp này được sử dụng để tìm ra nguyên nhân dị ứng ở chú chó của bạn.

Điều trị

Việc điều trị sẽ dựa trên nguyên nhân khiến chú chó của bạn bị dị ứng. Ví dụ nếu phản ứng này là bởi cơ địa, thì phương pháp giải mẫn cảm có thể được sử dụng. Bác sỹ thú y sẽ tiêm cho thú cưng của bạn các chất gây dị ứng mà nó nhạy cảm. Điều này sẽ giúp giảm ngứa từ 60 đến 80% nhưng có lẽ phải mất từ 6 tháng đến một năm mới có thể nhìn thấy sự cải thiện.

Các loại thuốc như corticoid và thuốc kháng histamine( thuốc antihistamines) cũng có thể được kê nhằm kiểm soát vấn đề hoặc giảm ngứa. Trong khi thuốc xịt được sử dụng để xịt toàn cơ thể nhằm kiểm soát ngứa với tác dụng phụ tối thiểu thì thuốc Cyclosporin có hiệu quả trong việc kiểm soát ngứa liên quan đến dị ứng da mãn tính.

Chăm sóc

Thật không may là bệnh viêm cơ địa hiếm khi tự thuyên giảm hoặc tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn tắm cho chú chó của mình bằng nước lạnh và sử dụng dầu gội chống ngứa có thể giúp giảm bớt các triệu chứng của bệnh.

Khi bắt đầu điều trị, cứ mỗi 2 đến 8 tuần,bác sỹ thú y sẽ tiến hành thăm khám cho chú chó của bạn một lần nhằm xác định hiệu quả của việc điều trị và kiểm tra sự tương tác của thuốc. Sau đó, khi mà vấn đề ngứa đã được kiểm soát tốt, thì cứ mỗi 3 đến 12 tháng bạn cần phải mang chú chó của mình đi tái khám 1 lần.

Nếu bác sỹ thú y tìm ra nguyên nhân gây dị ứng cho thú cưng của bạn, họ sẽ tư vấn cho bạn cách tốt nhất để tránh các loại chất gây dị ứng.