Rối loạn xung nhịp tim ở chó

3059
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Trạng thái ngừng xoang và nghẹn nút xoang

Hiện tượng ngừng xoang dai dẳng không phải do việc sử dụng thuốc thường là biểu hiện của hội chứng xoang bệnh (SSS) – hiện tượng rối loạn hình thành xung điện của tim trong nút xoang. Nút xoang nhĩ (SA node, hoặc SAN), cũng được gọi là nút xoang, là bộ phận tạo xung điện trong tim, kích thích tim đập hoặc co bóp, bằng cách bắn ra các xung điện. Ngừng xoang là một rối loạn sự hình thành xung nhịp tim gây ra bởi sự làm chậm lại hoặc chấm dứt hoạt động tự động của nút xoang – trạng thái hoạt động tự nhiên của các mô điều khiển nhịp độ cho nhịp tim. Khi một xung động xoang không được dẫn truyền ra khỏi nút xoang vào tâm nhĩ đúng thời điểm sẽ gây nên hiện tượng ngừng xoang.

Tắc xoang nhĩ (nghẹn nút xoang nhĩ) là trạng thái rối loạn dẫn truyền xung điện. Trạng thái này xảy ra khi một xung điện được hình thành trong nút xoang không được dẫn truyền thông qua tâm nhĩ (phần bên trong của tim), hoặc sự dẫn truyền này bị trì hoãn. Thông thường, nhịp cơ bản của nút xoang không bị ảnh hưởng khi hoạt động của các xung điện mất ổn định.

Các triệu chứng và các loại

  • Thường không có triệu chứng (không có triệu chứng)
  • Yếu
  • Ngất xỉu
  • Nướu nhạt màu
  • Nhịp tim rất chậm, có thể phát hiện được

Tắc xoang nhĩ được chia thành 3 cấp độ, Tắc xoang nhĩ cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3 (tương tự như cách chia cấp độ của tắc nhĩ thất). Rất khó để chuẩn đoán block xoang nhĩ cấp độ 1 và cấp độ 3 bằng việc chỉ đọc điện tâm đồ (ECG).

Tắc xoang nhĩ cấp 2 là loại nghẹn nút xoang phổ biến nhất và là cấp độ duy nhất có thể được nhận biết bằng cách đọc điện tâm đồ ECG. Thêm nữa, có hai loại tắc xoang nhĩ cấp 2 là: Mobitz loại I (còn được gọi là chu kỳ Wenckebach) và Mobitz loại II.

Tắc xoang nhĩ cấp 1

  • Sự dẫn truyền xung điện bị chậm lại

Tắc xoang nhĩ cấp 2

  • Sự dẫn truyền không thực hiện được liên tục
  • Có 2 loại tắc xoang nhĩ cấp 2 xảy ra như sau
  • Loại Mobitz loại I / Wenckebach – tốc độ dẫn truyền chậm dần cho đến khi ngừng dẫn truyền xung điện đến tâm nhĩ xảy ra
  • Loại Mobitz II – hiện tượng chặn “tất cả hoặc không có gì”, các tế bào đột ngột không dẫn truyền bất kỳ một xung nhịp nào, thất bại dẫn truyền ở cấp độ hệ thống
  • Không thể phần biệt giữa hai loại Mobitz I, và Mobitz II qua việc đọc điện tâm đồ ECG

Block xoang nhĩ cấp 3

  • Hoàn toàn không dẫn truyền xung điện

Nguyên nhân

Sinh lý học

  • Kích thích dây thần kinh phế vị (tức là, kích thích các dây thần kinh phế vị của họng), do ho và kích thích thanh quản (sau miệng /cổ họng)
  • Áp lực cao ở mắt, hoặc xoang động mạch cảnh (động mạch cảnh mang máu từ tim đến não)
  • Ảnh hưởng của việc phẫu thuật

Bệnh lý

  • Bệnh thoái hoá tim: tim phát triển khó khăn hơn và ít linh hoạt hơn
  • Bệnh suy tim: tim to lên và không đáp ứng được khối lượng công việc của nó
  • Tình trạng viêm đột ngột ở tim
  • Ung thư tim
  • Hội chứng xoang bệnh (SSS): rối loạn nhịp nhanh – nhịp chậm liên tục
  • Kích thích dây thần kinh phế vị, ung thư thứ phát đến cổ hoặc ung thư ngực
  • Mất cân bằng điện giải: mức kali bất thường trong máu
  • Độc tính của thuốc (ví dụ: digoxin)

Chẩn đoán

Bác sĩ thú y sẽ thực hiện khám sức khoẻ toàn diện cho chó của bạn, với xét nghiệm hoá học máu, xét nghiệm lượng máu hoàn chỉnh, phân tích điện giải và phân tích nước tiểu. Xét nghiệm điện giải có thể cho thấy nồng độ kali trong máu có tăng hay không, mức kali bất thường trong máu có thể dẫn đến rối loạn nhịp tim. Bạn cần cung cấp toàn bộ tiểu sử sức khoẻ chú chó của bạn, bao gồm lịch sử các triệu chứng, thời gian khởi phát của chúng.
Chụp X-quang ngực và/hoặc siêu âm tim có thể được bác sĩ thực hiện để xác nhận hoặc loại trừ bệnh tim và việc tăng trưởng mô bất thường (sự phát triển khối u).

Nghiệm pháp Atropine có thể được thực hiện để đánh giá chức năng nút xoang. Xét nghiệm này sử dụng thuốc atropine để kích kích hoạt động bắn (gửi xung điện) của nút xoang nhĩ. Chó có mắc hội chứng xoang bệnh nói chung sẽ không có phản ứng, hoặc sẽ có phản ứng không đầy đủ với atropine.

Điều trị

Hầu hết các trường hợp có thể được điều trị trên cơ sở ngoại trú. Chỉ có những con chó có dấu hiệu lâm sàng của bệnh nên được nhập viện. Điều trị bằng các chất dung dịch sẽ được cung cấp khi cần thiết. Nếu con chó rất yếu và không phản ứng với việc điều trị y tế, có thể yêu cầu gắn máy tạo nhịp tim nhân tạo, và sẽ phải nhập viện trước khi phẫu thuật để chuẩn bị cho việc này. Nếu con chó trở nên quá yếu, hoặc có dấu hiệu mất ý thức, hoặc ngất đi, cần hạn chế tất cả các hoạt động của nó.

Chăm sóc

Việc chăm sóc sau khi chữa trị bệnh còn phụ thuộc vào việc chú chó của bạn có nguy cơ mắc bệnh tiềm ẩn gì hay không, ngoài việc mắc chứng xoang bệnh. Bác sĩ thú y sẽ xếp lịch hẹn khám theo dõi cần thiết và việc đọc điện tâm đồ ECG sẽ được thực hiện tại mỗi lần tái khám để theo dõi sự tiến bộ của chó. Nếu chú chó của bạn trở nên yếu hơn, hoặc mất ý thức, liên hệ với bác sĩ thú y của bạn ngay lập tức để được tư vấn.