Chứng loạn sản xương hông ở chó

5393
Khuyến mãi thức ăn, phụ kiện và đồ chơi thú cưng

Chứng loạn sản xương hông là căn bệnh ở hông khi mà đầu chỏm xương và ổ khớp biến dạng. Biến dạng nghĩa là đầu chỏm xương và ổ khớp không khớp với nhau, dẫn đến đầu xương- ổ khớp chà, maì sát với nhau thay vì đầu khớp trượt trơn tru trong ổ khớp.

Loạn sản xương hông ở chó

Khớp hông bao gồm đầu chỏm xương và ổ khớp. Sự phát triển của chứng loạn sản xương hông được xác định bằng tương tác của các yếu tố di truyền và môi trường, mặc dù có một hình thái phức tạp của việc kế thừa chứng rối loạn này liên quan đến nhiều gen. Loạn sản xương hông là việc khớp hông không thể phát triển bình thường (hay còn gọi là biến dạng), dần dẫn đến bị thoái hóa và mất đi chức năng.

Loạn sản xương hông là bệnh ở xương phổ biến ở loài chó. Bệnh xảy ra không phân biệt giới tính, nhưng một số loài chó dễ có khuynh hướng di truyền của bệnh này hơn những loài khác. Giống chó to và lớn thường bị mắc nhất, bao gồm Great Dane, Saint Bernard, Labrador Retriever, và German Shepherd. Các giống chó nhỏ hiếm mắc bệnh này hơn nhưng cũng có xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Loạn sản xương hông thường lành tính khi một con chó còn nhỏ và chưa phát triển đầy đủ về thể chất. Dấu hiệu khởi phát sớm thường phát triển sau khi con chó được 4 tháng tuổi. Có một số trường hợp dấu hiệu khởi phát xuất hiện muộn hơn do bị viêm xương khớp, một dạng của viêm khớp (viêm khớp) đặc trưng bởi thoái hóa mãn tính hoặc thoái hóa sụn khớp.

Triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh phụ thuộc vào mức độ lỏng lẻo của khớp nối, mức độ viêm khớp và khoảng thời gian mắc bệnh

  • Giai đoạn đầu: các triệu chứng liên quan đến tình trạng khớp xương lỏng lẻo
  • Giai đoạn sau: các triệu chứng liên quan đến thoái hóa khớp và viêm xương khớp
  • Giảm hoạt động
  • Khó đứng dậy
  • Lảo đảo khi chạy, nhảy hoặc leo cầu thang
  • Chi sau khập khiễng- tình trạng có thể thỉnh thoảng xảy ra hoặc kéo dài dai dẳng, thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khi vận động
  • Nhảy bốn chân (giống thỏ nhảy), dáng đi lảo đảo, lắc lư
  • Khoảng cách giữa các chi sau hẹp (các chi sau gần nhau một cách bất thường)
  • Đau khớp hông
  • Khớp nối lỏng lẻo- đặc trưng của giai đoạn đầu bị bệnh, có thể không xuất hiện trong trường hợp loạn sản xương hông kéo dài bởi bệnh viêm khớp làm thay đổi khớp hông.
  • Tiếng kẹt ở khớp do ma sát giữa chỏm xương và ổ khớp khi di chuyển
  • Chuyển động của khớp hông kém linh hoạt
  • Cơ bắp đùi bị teo
  • Cơ vai to ra do trọng lượng cơ thể dồn vào các chi trước bởi con chó trong quá trình di chuyển sẽ cố gắng tránh đặt trọng lượng cơ thể lên vùng hông, dẫn đến tăng thêm lực lên cơ vai và do đó cơ vai to lên.

Nguyên nhân

Các tác nhân ảnh hưởng đến sự phát triển và sự phát triển của tình trạng loạn sản xương hông bao gồm cả yếu tố môi trường và yếu tố di truyền

  • Lỏng hoặc chùng khớp hông do di truyền
  • Tăng cân nhanh và béo phì
  • Các yếu tố dinh dưỡng
  • Khối cơ chậu

Chẩn đoán

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe toàn diện cho chú chó của bạn, bao gồm bảng phân tích thành phần hóa học máu, xét nghiệm công thức máu tổng quát, xét nghiệm điện giải và phân tích nước tiểu. Xét nghiệm công thức máu tổng quát có thể cho thấy tình trạng viêm do mắc các bệnh về khớp. Bác sỹ thú y cũng sẽ cần tiền sử bệnh lý chi tiết về tình trạng sức khỏe của chú chó, các triệu chứng khởi phát và bất kỳ sự cố hoặc thương tổn nào đã gặp phải có thể gây ra tình trạng này. Đây được xem như là một phần của khảo sát các triệu chứng liên quan đến thể chất và xét nghiệm dịch của cơ thể. Bất kỳ thông tin nào bạn biết về tình trạng sức khỏe của liên quan đến cha mẹ chú chó cũng rất hữu ích trong việc đưa ra chân đoán bệnh bởi tình trạng bệnh có thể liên quan đến di truyền
Chụp X quang là biện pháp quan trọng để quan sát những triệu chứng của bệnh loạn sản xương hông. Một số triệu chứng có thể phát hiện ra là các bệnh liên quan đến thoái hóa như tủy sống, không ổn định đốt sống thắt lưng, bệnh khớp khuỷu hai chân sau và các bệnh về xương khác.

Điều trị

Nếu không phải tiến hành phẫu thuật thì chú chó của bạn có thể được điều trị ngoại trú. Các yếu tố về kích thước và tuổi tác và mục đích sử dụng (liệu nó có phải làm việc giống như nhiều giống chó lớn hay không) sẽ quyết định xem liệu chú chó của bạn có thể được phẫu thuật hay không. Điều này cũng phụ thuộc vào cả mức độ nghiêm trọng của tình trạng khớp lỏng lẽo, mức độ viêm xương khớp, sự cân nhắc của bác sỹ thú y trong biện pháp điều trị và vấn đề tài chính của bạn. Tiến hành vật lý trị liệu (chuyển động khớp thụ động) có thể làm giảm tình trạng cứng khớp và giúp bảo toàn tính toàn vẹn của cơ. Bơi lội là hình thức vật lý trị liệu tốt, khuyến khích khớp và cơ hoạt động mà không làm tình trạng tổn thương khớp nghiêm trọng hơn.

Kiểm soát cân nặng cũng là một khía cạnh quan trọng trong quá trình hồi phục và nhằm giảm áp lực lên các khớp bị đau khi chú chó di chuyển. Bạn và bác sỹ thú y sẽ cần phải cùng hợp tác nhằm giảm tối đa việc tăng cân cùng với việc giảm vận động trong quá trình hồi phục. Chế độ ăn đặc biết được lập ra giành riêng cho nhưng chú chó thuộc giống chó lớn có thể giúp làm giảm tình trạng nghiệm trọng của loạn sản xương hông.

Phẫu thuật TPO (phẫu thuật cắt xương vùng chậu tại ba điểm xương cánh chậu, xương mu và xương ngồi) nhằm xoay ổ khớp về vị trí phù hợp hơn; biện pháp này tiến hành ở những con chó dưới 1 năm tuổi. Phẫu thuật JPS (gắn phần sụn ở hai đầu xương chậu vào nhau, dẫn đến ổ khớp xoay về vị trí thích hợp để ổ khớp và đầu chỏm khít với nhau) tiến hành ở những con chó nhỏ trên 6 tháng tuổi, gắn phần của xương chậu vào với nhau làm tăng tính ổn định của khớp hông. Phẫu thuật thay toàn bộ hông tiến hành ở những con chó trưởng thành mà biện pháp sử dụng thuốc trong điều trị không mang lại hiệu quả, phải chịu đau đớn do viêm xương khớp nghiêm trọng gây ra. Phần lớn những con chó sau khi trải qua phẫu thuật này sẽ hồi phục chức năng hông. Phẫu thuật cắt chỉnh hình khớp sẽ được tiến hành trong trừơng hợp phẫu thuật thay toàn bộ hông vượt quá khả năng chi trả. Với phẫu thuật này đầu chỏm xương bị cắt bỏ và các cơ sẽ hoạt động giống như là khớp. Phẫu thuật này phù hợp với những con chó có cân nặng nhỏ hơn 20kg và những con có cơ hông khỏe mạnh.

Chăm sóc

Bác sỹ thú y sẽ tiến hành tái khám cho chú chó của bạn nhằm kiểm soát bất kỳ sự thay đổi nào trong tình trạng loạn sản xương hông. Chụp X quang sẽ được tiến hành nhằm so sánh với hình chụp X quang trước đó. Nếu chú chó đã được phẫu thuật, thì hình ảnh X quang sẽ cho thấy tình trạng phục hồi bệnh sau phẫu thuật. Nếu nó chỉ được điều trị tại nhà, thì hình ảnh X quang cũng sẽ chỉ ra tỉ lệ thoái hóa khớp hông.

Nếu chú chó của bạn được chẩn đoán kịp thời là mắc chứng loạn sản xương hông, thì nó sẽ không nên sinh sản; mẹ và bố của nó cũng không nên cho tiếp tục sinh sản bởi tình trạng này di truyền. Chế độ ăn đặc biệt cũng sẽ được đưa ra cho những chú chó giống lớn nhanh phát triển có thể làm giảm tình trạng nghiêm trọng của loạn sản xương hông